Dấu hiệu thai lưu có thể nhận biết không? Làm thế nào để hạn chế tối đa tình trạng không mong muốn này xảy ra? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, các mẹ luôn cần phải đặc biệt chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể và thai nhi.
Bởi đó hoàn toàn có thể là những dấu hiệu cảnh báo bào thai đang có vấn đề, cần có sự can thiệp cũng như xử lý kịp thời để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.
Thai lưu là gì?
Một phôi thai khi đã vào tử cung, nó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trở thành một thai nhi hoàn chỉnh. Thai lưu hay thai chết lưu là tình trạng thai ngưng phát triển và không còn sự sống nhưng vẫn lưu lại trong tử cung của mẹ.
Trường hợp thai lưu lại quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử khiến cho tử cung người mẹ bị nhiễm trùng, thậm chí có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Theo nghiên cứu, thai có thể bị chết lưu ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng này dễ xảy ra nhất là trong khoảng 3 tháng đầu. Dựa vào thời điểm xảy ra, thai lưu được phân loại như sau:
- Thai lưu sớm: Xảy ra trong khoảng từ 20 đến 27 tuần tuổi.
- Thai lưu muộn: Xảy ra giữa 28 đến 36 tuần tuổi.
Riêng đối với trường hợp thai chết lưu từ khoảng 1 – 2 tháng tuổi, thai có thể tự tiêu biến trước khi mẹ nhận ra mình đã mang thai.
Dấu hiệu thai lưu có thể nhận biết không?
Sớm nhận biết các dấu hiệu của thai lưu sẽ giúp mẹ chủ động các biện pháp khắc phục để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi bạn có một trong những biểu hiện như:
Tử cung không phát triển
Cơ thể phát triển theo từng ngày của bé sẽ dẫn đến việc tử cung của mẹ cũng phát triển theo. Vì thế mà nếu mẹ phát hiện tử cung của mình ngừng mở rộng thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Mẹ cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ khi thấy bụng không còn lớn dần lên, thậm chí là nhỏ đi, kèm theo các dấu hiệu như ngực không còn căng, sữa non tiết ra, đau tức và nặng bụng.
Thai chuyển động yếu ớt, ngừng chuyển động
Sức khỏe của thai nhi biểu hiện rất nhiều qua sự chuyển động trong tử cung của mẹ. Vì thế, nếu mẹ không cảm nhận được sự chuyển động đó, hãy thử ngồi, nằm xuống hoặc có thể uống 1 ly nước lạnh để kích thích bé chuyển động.
Tuy nhiên, nếu trong 8 – 10 giờ mẹ vẫn không cảm nhận được thì cần tìm đến bác sĩ ngay. Có thể thai nhi đang có vấn đề về sức khỏe, thậm chí là đã ngừng hoạt động sống.
Không nghe được tim thai
Thông thường, từ tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ sẽ nghe được nhịp tim của thai khi đi siêu âm. Một số trường hợp do vị trí của thai mà khó có thể nghe được, tuy nhiên, khi trường hợp này kéo dài thì mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Nhịp tim bình thường của thai dao động trong khoảng 120 đến 160 lần/phút. Nếu nhịp tim thai nhiều hơn 160 lần và ít hơn 120 lần mỗi phút thì có thể thai đang bị thiếu oxy.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Khi mang thai, phụ nữ thường có lượng dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường, điều này có thể khiến mẹ bầu chủ quan.
Nếu mẹ nhận thấy dịch tiết ồ ạt kèm theo máu, có mùi khó chịu hoặc màu sắc bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đó có thể là báo hiệu tử cung đã bị nhiễm trùng.
Vỡ nước ối sớm
Vỡ ối sớm là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi không thể chào đời. Bởi khi nước ối chảy hết ra ngoài, máu và oxy không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi. Nó khiến cho thai bị ngạt, tử vong, trụy thai trong tử cung.
Nếu mẹ vẫn chưa đến ngày chuyển dạ mà nước ổi đã chảy ra từ âm đạo thì rất có thể thai đã bị chết lưu. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ do vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con. Chính vì thế, khi có chất lỏng rò rỉ từ âm đạo khi mang thai, mẹ tuyệt đối không được chủ quan nhé.
Làm gì để phòng ngừa thai lưu?
Ngoài việc thường xuyên đi khám định kỳ, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để phòng ngừa những rủi ro cho bào thai của mình.
- Có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.
- Cẩn thận khi đi lại để tránh té ngã. Không mang giày cao gót và chú ý đeo dây an toàn khi đi xe hơi.
- Theo dõi chuyển động của thai từ tam cá nguyệt thứ hai.
- Duy trì cân nặng cần thiết và tập các động tác thể dục cho bà bầu.
- Kiểm tra huyết áp, tiểu đường trước và trong khi mang thai.
- Tăng lượng hấp thu canxi và axit folic khi mang thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Tiêm phòng vacxin theo chỉ định của bác sĩ nếu gia đình có bệnh di truyền.
Tuy nhiên, thai chết lưu không hoàn toàn xảy ra một cách tự nhiên và không thể kiểm soát. Vì thế hãy luôn theo dõi, lắng nghe bản thân và thai nhi để hạn chế tối đa những nguy cơ xấu cho mình và bé bạn nhé.
Sau khi đã biết dấu hiệu thai lưu có thể nhận biết không, cũng như cách phòng ngừa tình trạng này, hy vọng các mẹ sẽ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để có thể trải qua một giai đoạn thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Có thai ra máu có nguy hiểm không và cách xử trí tốt nhất mẹ bầu cần biết
- Thai máy khi nào và cách đếm thai máy giúp nhận biết bé yêu khỏe mạnh
- 11 mốc khám thai định kỳ mẹ bầu nào cũng phải nhớ