Nhiều mẹ nôn nao, lo lắng và mong muốn quá trình thụ thai thành công. Vậy những dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung là như thế nào? Mẹ có thể dễ dàng nhận biết được không? Hãy quan sát và nếu thấy 7 dấu hiệu dưới đây thì chúc mừng mẹ là thai đã làm tổ trong tử cung.
Quá trình phôi bám vào tử cung diễn ra như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ là trứng trong buồng trứng chín và rụng. Sau đó, chúng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng.
Nếu trứng gặp tinh trùng tại đây thì thụ tinh diễn ra. Hoàn tất quá trình thụ tinh thì phôi nang được phân chia. Phôi nang tiếp tục đến tử cung và bám vào thành tử cung rồi phát triển thành bào thai.
Mách mẹ cách làm tăng khả năng phôi thai bám vào tử cung
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái
Mẹ hay có tâm trạng lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phôi thai bám vào tử cung. Do đó, chị em luôn phải cân bằng được tâm trạng để việc mang thai được thuận lợi hơn.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ cần phải ngủ đủ giấc và có thể chia ra 1 vài giấc ngủ nhỏ trong ngày. Nên tập thêm yoga cơ bản hay thiền sẽ thúc đẩy phôi thai bám vào tử cung nhanh hơn và tốt cho việc sinh ở về sau.
Ăn uống lành mạnh
Một số loại thực phẩm có thể làm gia tăng nồng độ estrogen giúp tăng khả năng phôi thai bám vào tử cung thành công. Vì vậy, chị em nên ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi, cải xanh…
Bên cạnh đó, chị em có thể bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm thúc đẩy phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt maca… Cũng đừng quên thêm vào menu mỗi ngày các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn…
Đặc biệt, tử cung ấm là môi trường thuận lợi cho phôi thai phát triển. Theo đó, chị em bổ sung cho cơ thể các thực phẩm làm ấm như gừng, quế, ớt. Nhưng chị em chớ ăn quá nhiều mà chỉ với một lượng vừa đủ.
Một số dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung chị em cần phải biết
Cảm thấy mệt mỏi
Sau khi thai bám vào tử cung thì cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi đột ngột về hormone. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt…
Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung: Nhiệt độ trong cơ thể tăng cao
Nguyên do thân nhiệt mẹ tăng cao khi thai vào tử cung là vì thai đã hấp thu dinh dưỡng và lấy đi oxy từ máu. Cơ thể người mẹ lúc này phải tạo ra nhiều máu hơn và lưu thông máu cũng cần nhanh hơn. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhiều hơn. Vì vậy, huyết áp và thân nhiệt của mẹ tăng lên là chuyện dễ hiểu.
Ngực căng, sưng và đau
Cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt như căng lên và có cảm giác hơi đau khi thai vào tử cung. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng xuất hiện khi trứng rụng sau 1 tuần. Do đó, chị em cần theo dõi thật kỹ để tránh nhầm lẫn.
Chảy máu ở âm hộ (máu báo thai)
Máu báo thai là dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung mà các mẹ rất dễ nhận biết. Khi thai bám vào tử cung thì có hiện tượng chảy máu ở âm hộ trong khoảng 2-3 ngày. Máu thường có màu hồng nhạt hay nâu nhạt và lượng máu rất ít.
Thường xuyên đi tiểu
Trong khoảng 1 tuần, người mẹ sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Bởi khi thai vào tử cung thì lượng máu cần cung cấp cho vùng xương chậu tăng và gây áp lực lên bàng quang làm chị em muốn đi tiểu.
Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung: Ăn nhiều hơn bình thường và thèm ăn
Nhiều chị em sẽ cảm thấy thèm ăn mọi thứ hoặc không còn muốn ăn món mình thích. Vì khi thai bám vào tử cung làm thay đổi hormone nên sở thích, khẩu vị của người mẹ cũng thay đổi.
Vùng bụng bị co thắt
Mẹ sẽ cảm thấy những cơn co thắt ở vùng bụng dưới, nhẹ và ít đau. Nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy những cơn co thắt kèm theo cơn đau liên tục trong thành tử cung. Sự co thắt này thường kéo dài khoảng 2 ngày nhé các mẹ.
Mẹ phải làm gì khi phôi thai đã bám vào tử cung?
Trứng bám vào tử cung là yếu tố quyết định có đậu thai hay không. Đó cũng là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Để đảm bảo mẹ khỏe thai nhi phát triển tốt thì mẹ cần lưu ý:
- Không được uống rượu bia, hút thuốc lá
- Tránh để cơ thể tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc quá sức
- Vận động nhẹ nhàng và tránh căng thẳng, stress
Với một số thông tin ở trên, mẹ có thể nhận biết sớm các dấu hiệu thai đã làm ở trong tử cung rồi đúng không nào. Vậy các mẹ nhớ chăm sóc cơ thể thật tốt để thai nhi luôn khỏe mạnh. Chúc mừng các mẹ đã có tin vui.
Xem thêm:
-
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ trong tử cung người mẹ?
-
Thai 3 tuần tuổi đã vào tử cung chưa? Làm gì nếu thai chưa vào tử cung?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!