Nguyên nhân sảy thai tháng đầu và cách phòng tránh mà mẹ bầu cần biết

Nguyên nhân sảy thai tháng đầu thường được cho là do vấn đề về sự phát triển của bào thai. Khoảng một nửa các trường hợp bị sảy thai sớm trong những tháng đầu tiên là do phôi thai nhận được số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong quá trình thụ tinh, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu sảy thai tháng đầu như thế nào và làm thế nào để phòng tránh sảy thai? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy cùng theAsianparent theo dõi nhé!

Sảy thai là điều mà không người mẹ nào mong muốn. Đặc biệt là khi vừa chào đón tin vui được tháng đầu tiên, mẹ không may nhận phải cú sốc khi phát hiện mình sảy thai.

Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân sảy thai ngay từ sớm là cách tốt nhất để mẹ nhận biết được những rủi ro và có những biện pháp phòng tránh sảy thai ngay từ những tuần đầu tiên.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Các nguyên nhân sảy thai tháng đầu tiên là gì? Phụ nữ cần làm gì khi mới phát hiện có thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Các nguyên nhân sẩy thai ở những tháng đầu tiên của thai kì:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Bất thường về nhiễm sắc thể

- Bất thường về nhau thai

- Rối loạn miễn dịch

- Bệnh lý của mẹ: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, truyền nhiễm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Cấu trúc tử cung, cổ tử cung bất thường: các tình trạng như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, hở eo cổ tử cung, v.v... sẽ khiến tăng nguy cơ sẩy thai.

Phụ nữ khi mới phát hiện có thai cần phải khám thai định kì nhằm phòng ngừa và điều trị các bất thường nếu có, cũng như tầm soát các bệnh lý ở mẹ. Bên cạnh đó có thể uống các loại vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin B9. Bà bầu cũng nên phòng ngừa các nguyên nhân từ chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá...) cũng như môi trường sống có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mang thai, bà bầu nên hạn chế vận động mạnh, cũng như căng thẳng, stress kéo dài, có thể cân nhắc tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân sảy thai tháng đầu tiên

Sảy thai tháng đầu tiên chiếm tỉ trọng tương đối cao hơn so với khi thai đã hình thành nhiều tháng. Vì vậy các mẹ nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Sảy thai tự nhiên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân tự nhiên: Do nhiễm sắc thể

Nguyên nhân sảy thai tháng đầu thường được cho là do vấn đề về sự phát triển của bào thai. Khoảng một nửa các trường hợp bị sảy thai sớm trong những tháng đầu tiên là do phôi thai nhận được số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong quá trình thụ tinh, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.

Điều này hoàn toàn là khách quan, tự nhiên và ngoài tầm kiểm soát của hai vợ chồng. Vì vậy, bạn không nên dằn vặt tự trách mình. Hãy vượt qua sớm và chờ đợi tin vui tiếp theo bạn nhé.

Nguyên nhân do cha mẹ

Ba hoặc mẹ có lối sống không lành mạnh

Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,... là một trong những nguyên nhân gây sảy thai sớm. Ngoài ra, mẹ nên chú ý tiêu thụ ít hơn 200 mg cafein mỗi ngày (khoảng hai tách cà phê) trong thời gian mang thai để tránh bị sảy thai.

Ba mẹ sinh nở muộn

Chất lượng trứng và tinh trùng đều suy giảm theo năm tháng. Vì vậy, nếu ba mẹ sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi) thì khả năng sảy thai là khá cao.

Mẹ có bất thường ở cổ tử cung

Sảy thai có thể xảy ra khi phôi không thể bám vào một vị trí có thể cung cấp đủ máu để tăng trưởng. Điều này là do cổ tử cung của người mẹ có một số bất thường như dị tật tử cung, hở eo tử cung, u xơ tử cung hoặc tử cung có vách ngăn,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc này, mẹ nên xem xét phẫu thuật điều chỉnh lại hình dạng và kích thước tử cung thì mới có thể mang thai trở lại bình thường

Mẹ mắc một số bệnh mãn tính

Nếu người mẹ có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, nhiễm trùng, sởi, quai bị, mụn rộp,... nguy cơ kết thúc thai kỳ sớm là có thể xảy ra. Vì vậy ngay từ đầu thai kỳ, mẹ nên tiêm ngừa hoặc thử máu để sàng lọc và đánh giá khả năng miễn dịch của mình trước khi mang thai.

Chấn thương

Cho dù bào thai có được bảo vệ chắc chắn trong xương chậu và lớp niêm mạc tử cung, thì nếu chấn thương đủ mạnh để tống cái thai ra ngoài, nhau thai và phôi đều có thể bung ra. Các chấn thương như tai nạn xe cộ hay có áp lực đè nặng lên vùng bụng dưới cũng có thể khiến mẹ bị sảy thai.

Dấu hiệu sảy thai tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên, đa số các mẹ bầu thường chưa nhận biết được mình đã mang thai. Vì vậy nếu sảy thai thì các dấu hiệu này xảy ra cũng khá mờ nhạt. Nếu gặp các dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng nhất:

Âm đạo chảy máu

Lượng chảy máu ở âm đạo khi sảy thai sẽ không quá ồ ạt vì thai dưới 1 tháng vẫn còn rất nhỏ. Lượng máu lúc này là rất ít, có màu đỏ, hồng hoặc nâu kèm dịch nhầy.

Đau vùng bụng dưới

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu đột nhiên thấy đau bụng dưới âm ỉ tựa như đau bụng hành kinh, kèm theo chảy máu âm đạo hoặc khó thở, mẹ phải nhanh chóng vào viện ngay để được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu sảy thai tháng đầu mẹ nên lưu ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ra nhiều dịch nhờn âm đạo, dịch có mùi khó chịu

Nếu dịch nhờn xuất hiện nhiều một cách bất thường kèm mùi hôi, trong dịch có lẫn chút máu nhỏ hoặc vết màu hồng nhạt thì mẹ cũng cần đến khám bác sĩ sản phụ khoa ngay.

Cách phòng tránh sảy thai tháng đầu tiên

Hạn chế căng thẳng, buồn phiền quá mức

Trong cuộc sống, đặc biệt là khi mang thai, hẳn mẹ khó tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền. Tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân khiến nguy cơ bị sảy thai tăng cao.

Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, lạc quan, để cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy tâm sự cùng chồng, bạn bè, cha mẹ,... những vướng mắc trong lòng để cảm thấy thoải mái hơn.

Bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết

Các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin và axit folic được coi là các loại thực phẩm giữ thai hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm các vitamin cần thiết để đảm bảo mẹ và thai nhi có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Duy trì cân nặng hợp lý trước, trong và sau khi mang thai

Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể làm tăng cao nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bồi bổ cơ thể là tốt nhưng hãy chọn cho mình chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi để kiểm soát cân nặng một cách hợp lý nhé.

Mẹ có thể vận động bằng cách rủ chồng cùng đi dạo, đi bộ nhẹ nhàng hay chọn cho mình những bài tập yoga, thể dục phù hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Tránh vận động quá mạnh hay làm những công việc nặng

Tập thể dục hợp lý khi mang thai có thể duy trì cân nặng hợp lý, giảm stress, đau nhức và tăng sức chịu đựng khi mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý chọn lọc những bài tập nhẹ nhàng. Tránh tập quá sức hay vận động quá mạnh.

Tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

Để an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các huấn luyện viên thể dục trước khi có ý định tập luyện khi trong thai kỳ.

Tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thíc

Để giữ thai phát triển an toàn, mẹ tuyệt đối không nên hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống chứa caffeine và cồn như rượu, bia, cà phê,... Nếu không bị sảy thai, thai nhi cũng có khả năng bị dị tật rất cao. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, chất thải, chất độc hại trong môi trường.

Thận trọng khi uống thuốc

Một số loại thuốc có chứa các chất như misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen,... có thể làm tăng khả năng sảy thai. Vì vậy trước khi dùng bất kỳ loại thuốc gì, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nhé.

Tránh xoa bụng bầu quá nhiều

Xoa bụng quá nhiều trong những tháng đầu mang thai có thể gây nên những cơn co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị sảy thai hơn.

Vì vậy, mẹ nên tránh xoa bụng bầu khi mang thai để đảm bảo an toàn. Nếu có, mẹ chỉ nên xoa bụng thật nhẹ nhàng và không xoa quá nhiều lần trong ngày

Mặc trang phục phù hợp

Khi mang thai, mẹ không nên mặc quần áo quá chật, gây sức ép lên bụng bầu. Bên cạnh đó, mẹ phải hạn chế đi giày cao gót trong thai kỳ vì giày cao gót khiến mẹ đi lại khó khăn hơn, nguy cơ sảy thai cũng cao hơn.

Khám thai định kỳ

Để biết được thai nhi đang phát triển khỏe mạnh hoặc gặp biến chứng gì hay không, hãy đầu tư cho việc khám thai định kỳ ở các bệnh viện, phòng khám uy tín.

Hy vọng những kiến thức nguyên nhân sảy thai tháng đầu  kể trên có thể giúp cho các mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh, tránh được nguy cơ sảy thai trong những tháng đầu tiên.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy