Dấu hiệu sinh con thứ 2 mẹ bầu nên biết

Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 khác gì so với lần sinh con đầu lòng? Có rất nhiều mẹ khi mang thai lần 2 vì bận bịu với em bé thứ nhất mà thường lơ đễnh với những tín hiệu chuyển dạ của lần sinh thứ 2. Nhận biết được sự thay đổi rõ rệt của cơ thể trong những tuần cuối của thai kỳ cũng sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc chuẩn bị tâm lý cũng như sắp xếp công việc hợp lý trước khi lâm bồn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 là những dấu hiệu nào, có gì khác so với lần sinh đầu? Mẹ thường sẽ bị chuột rút và đau lưng, bụng bầu tụt xuống thấp, vùng kín sẽ phù nề... Ngoài ra một số dấu hiệu phổ biến trong lần sinh con thứ 2 mà các mẹ bầu thường gặp sẽ được chia sẻ trong bài viết này!

Nội dung bài viết:

  • Sinh con rạ là như thế nào?
  • Chuyển dạ sinh con rạ khác gì so với con so?
  • Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 thường gặp
  • Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 không báo trước

Sinh con rạ là sinh con như thế nào?

Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa đến nay, mẹ bầu mang thai lần đầu và sau khi chuyển dạ mẹ tròn con vuông thì em bé này được gọi là con so. Từ lần mang bầu thứ 2 trở đi em bé sẽ được gọi là con rạ.

Có nhiều điểm khác biệt ở lần mang thai thứ 2 trở đi so vói lần đầu tiên. Ví dụ như thời điểm thai máy, kích thước vòng bụng của mẹ, quá trình tăng cân, thời gian chuyển dạ của mẹ bầu. Cũng có nhiều mẹ băn khoăn về việc sinh con rạ, con so thì sóm hay muộn hơn so với ngày dự sinh. Nhìn chung để dự đoán được ngày dự sinh và thời điểm sinh, ngoài việc dựa vào chu kỳ kinh nguyệt mẹ cũng cần nhận biết đúng các dấu hiệu sắp sinh con rạ.

Mặc dù lần sinh nở thứ nhất đã giúp các mẹ ít nhiều có những kinh nghiệm trong việc chuẩn bị cho ngày lâm bồn, tuy nhiên không phải lần sinh nào cũng giống nhau nên những dấu hiệu sinh con thứ 2 ở mỗi người cũng khác nhau.

Việc mang thai con so hay con rạ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời điểm chuyển dạ của người phụ nữ liên quan đến những yếu tố riêng về cơ địa, tình trạng sức khỏe thai nhi, tâm lý người mẹ cũng như các tác động bên ngoài.

Vì vậy, dù là sinh con so hay con rạ, việc nắm chắc các dấu hiệu sắp sinh vẫn vô cùng cần thiết, giúp cho người mẹ giữ tâm thế sẵn sàng nhất để chào đón con khỏe mạnh ra đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh con rạ sẽ có nhiều điểm khác với sinh con so (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn có thể chưa biết:

6 dấu hiệu chuyển dạ thực sự báo hiệu cục cưng sắp chào đời

Sự khác nhau giữa chuyển dạ sinh con so và chuyển dạ sinh con rạ

Sinh nở là một trải nghiệm hoàn toàn đặc biệt chỉ dành riêng cho phụ nữ. Nếu thời gian 9 tháng 10 ngày mỗi em bé trong bụng lại đem đến cho mẹ những thay đổi tâm sinh lý khác nhau thì dấu hiệu sinh con thứ 2 cũng có những khác biệt rõ rệt so với lần chuyển dạ đầu tiên.

Thời điểm sinh con rạ muộn hơn so với con so

Mặc dù việc sinh sớm hay sinh muộn so với dự kiến sinh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ cũng như tình hình phát triển của thai nhi và các yếu tố bên ngoài nhưng thông thường, con so thường chuyển dạ sớm hơn trước ngày dự sinh từ 7 đến 10 ngày, trong khi đó con rạ thường sinh gần đúng ngày dự sinh hoặc muộn hơn một chút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian chuyển dạ ngắn hơn

Đây là lần sinh thứ 2 nên cổ tử cung và tầng sinh môn của người mẹ đã có sự giãn nở trước đó trong lần sinh thứ 1. Do vậy, đối với những mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh và sức khỏe tốt thì quá trình co bóp tử cung cũng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Theo phần đông chia sẻ của các chị em, biểu hiện sắp sinh con rạ là thời gian chuyển dạ sinh con rạ ít tốn nhiều công sức của mẹ hơn, chỉ kéo dài trong khoảng trung bình từ 8 đến 16 giờ trong khi sinh con so mất từ 16 đến 24 giờ.

Các cơ co thắt nhanh và mạnh hơn

Sau cuộc sinh nở “khá vất vả” lần đầu tiên, các cơ sàn chậu và lớp đàn hồi âm đạo của mẹ đã bị kéo dài nên khi sắp sinh con lần 2 không chỉ có các cơn co thắt trở nên mạnh hơn và nhanh hơn lần đầu mà cổ tử cung trong lần sinh này cũng mở nhanh hơn.

Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 thường gặp ở các mẹ bầu

Nếu mẹ để ý thì trên thực tế, khi sắp sinh sẽ có những dấu hiệu báo trước và có những trường hợp không có dấu hiệu báo trước.

Bụng bầu tụt xuống thấp

Gần đến ngày sinh của lần mang thai thứ 2, rất nhiều bà bầu được nhận xét là bụng tụt xuống thấp thấy rõ. Mặc dù mẹ sẽ không cảm nhận rõ dấu hiệu này do xương chậu của đã có sự giãn nở nhất định trong lần sinh trước nhưng độ thấp của bụng bầu lần này sẽ thấp hẳn hơn so với lần bầu trước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo các nghiên cứu đã được công bố, trước khoảng 10 tuần so với dự kiến sinh, em bé sẽ bắt đầu chuyển xuống phần khung xương chậu của mẹ, phần đầu của em bé cũng quay về phía thấp nhất của tử cung.

Trong sản khoa, hiện tượng này được gọi là ngôi thai thuận. Khi mẹ kiểm tra bằng cách dùng tay áp vào phần ngực của mình mà phần ngực không chạm được với phần bụng thì chắc chắn là em bé đã tuột sâu xuống dưới và sẵn sàng cùng mẹ vượt cạn rồi.

Dấu hiệu sinh con thứ 2 này sẽ giúp mẹ xác định được thời điểm chuyển dạ đã cận kề.

Bụng bầu tụt là dấu hiệu sắp chuyển dạ (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

10 dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 giúp mẹ bầu dễ dàng xác định thời gian sinh em bé

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Cũng như lần chuyển dạ đầu tiên, một trong những triệu chứng sắp sinh con thứ 2 mẹ bầu thường gặp đó là tình trạng chuột rút và đau nhiều 2 bên háng. Càng gần ngày sinh mẹ càng cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn. Không những thế, phần lưng dưới sẽ có những cơn đau nhức dữ dội, thường xuyên và kéo dài hơn.

Nguyên nhân là vì lúc này em bé đã tụt xuống thấp nên tạo áp lực cho vùng lưng. Dây chằng và các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra hết mức để chuẩn bị cho bé chào đời nên đã gây ra những cơn đau này.

Khi những cơn chuột rút và đau lưng xuất hiện với tần suất dày đặc thì mẹ hãy lưu ý dấu hiệu này để chuẩn bị lên đường gặp con yêu nhé.

Tiểu rắt và tiêu chảy

Dấu hiệu sinh con thứ 2 khá điển hình mà các mẹ bầu thường gặp đó là tiểu dắt và tiêu chảy. Khi em bé đã lọt xuống khung xương chậu sẽ tạo nên sức ép lên bàng quang.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nó khiến cho mẹ có cảm giác mót tiểu và thường xuyên phải ghé thăm nhà vệ sinh, thậm chí có lúc són tiểu nếu mẹ ho hoặc vận động mạnh.

Ngoài ra, thêm một triệu chứng sinh học giúp mẹ nhận biết dấu hiệu sắp lâm bồn đó là càng gần đến ngày sinh, mẹ lại càng hay cảm thấy đau bụng và bị tiêu chảy.

Khi em bé sắp chào đời, do các hormone tác động mạnh mẽ lên ruột khiến hệ tiêu hóa được thả lỏng hơn trước, mẹ bầu sẽ đi phân lỏng và đi thường xuyên trong một ngày.

Đừng quá lo lắng về tình trạng này, đây cũng là một cách để đào thải cặn bã trong phần bụng mẹ giúp em bé ra đời thoải mái và sạch sẽ nhất

Vùng kín của mẹ bị phù nề

Nếu mẹ để ý sẽ thấy rằng, khi mang thai đến những tuần cuối cùng, vùng kín của mẹ sẽ trở nên tối màu, sưng nề hơn so với trước.

Do kích thước của ngôi thai lớn, nội tiết tố thai kỳ thay đổi và sự kích thích của thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn đến nhiều hơn, âm hộ và âm đạo giãn rộng ra chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi khi mẹ chuyển dạ sinh.

Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 không được báo trước

  1. Ra máu báo

Trong thời gian mang thai, vị trí nối cổ tử cung và âm đạo luôn được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối và nút nhầy chính là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi có dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 cũng là lúc cổ tử cung bắt đầu mở ra và dưới tác động của cơn gò thì thì nút nhầy cũng bung ra, hòa lẫn ít máu bởi một số các mao mạch trên cổ tử cung bị vỡ, tạo ra dịch nhầy màu hồng hoặc màu nâu như máu cá.

Khi đi vệ sinh mẹ nên để ý ở đáy quần lót hoặc giấy thấm nếu có máu báo thì hãy sẵn sàng cho lần sinh nở thứ 2.

  1. Vỡ nước ối

Vỡ ối là một dấu hiệu khá bất ngờ mà mẹ bầu hoàn toàn không biết sẽ xảy đến khi nào. Cho đến sát ngày sinh, mẹ hãy luôn chuẩn bị tâm lý của việc vỡ ối.

Tương tự như một trái bóng nước bị vỡ và nước ối chảy ra ồ ạt không thể kiểm soát được. Việc cần làm lúc này là hãy nhanh chóng nhập viện để làm thủ tục sinh con càng sớm càng tốt.

Với các mẹ bầu chuẩn bị sinh con rạ thì sau khoảng 7 đến 10 giờ từ lúc vỡ ối, mẹ sẽ vượt cạn. Khi dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 đến với mẹ bằng hiện tượng vỡ ối.

Nhớ đừng chần chừ vì nếu không được xử lý kịp thời thai nhi sẽ bị cạn ối, thiếu oxy dẫn đến ngạt khí dễ gây nguy hiểm cho bé.

Khi thấy dấu hiệu vỡ ối, mẹ nên sẵn sàng vào viện (Nguồn ảnh: iStock)

  1. Những cơn co thắt dồn dập

Các cơn co thắt thường xuất hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, và được chia làm 2 loại là cơn co thật và cơ co giả. Càng gần đến ngày dự sinh, các cơn co thắt càng xuất hiện liên tục và dồn dập do cổ tử cung đang trở nên mỏng dần và giãn ra.

Nếu cơn co giả chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, và đến khá nhẹ nhàng, trong sức chịu đựng của mẹ thì chuyển dạ thật đau hơn nhiều với cường độ mạnh đến mức mẹ không thể đi lại hay nói chuyện được ngay lúc đó.

Bụng bầu của mẹ cũng cứng hơn bình thường. Đó chính là tín hiệu để mẹ biết lần chuyển dạ chỉ còn cách 1 – 2 ngày nữa thôi.

Mẹ có thể dùng đồng hồ bấm giờ để đếm thời gian xuất hiện các cơn co thắt. Nếu khoảng cách giữa mỗi lần là từ 5 đến 7 phút thì dấu hiệu sinh con lần thứ 2 này sẽ mách bạn cần vào viện ngay lập tức để các bác sĩ thăm khám và trợ giúp cho em bé chào đời.

Cách phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

BSCKI. Dương Ngọc Vân - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC mách mẹ bầu cách phân biệt đâu là chuyển dạ giả, đâu là chuyển dạ thật:

Tần suất của các cơn co thắt

  • Chuyển dạ giả: Thời gian co thắt không giống nhau và mỗi cơn đau cách nhau không đều.
  • Chuyển dạ thật: Mỗi cơn co 30 - 70 giây và diễn ra đều đặn, tăng dần và gần nhau hơn.

Chuyển dạ giả sẽ giảm nếu nghỉ ngơi hoặc đổi tư thế

  • Chuyển dạ giả: Khi mẹ nghỉ ngơi hay vận động nhẹ nhàng thì cơn đau sẽ giảm hoặc ngừng hẳn.
  • Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt không giảm kể cả khi đang nghỉ ngơi.

Vị trí của cơn đau

  • Chuyển dạ giả: Thường mẹ sẽ đau ở trước bụng hoặc ở xương chậu. Không kèm theo hiện tượng ra dịch hồng hoặc nước ối.
  • Chuyển dạ thật: Bắt đầu đau từ vùng dưới lưng và di chuyển đến phía trước bụng, cũng có thể bụng đau trước và chuyển đến phần lưng. Mẹ sẽ thấy ra dịch hồng âm đạo, hoặc ra nước ối ở âm đạo.

Lời kết

Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 không phải mẹ bầu nào cũng phải có đầy đủ tất cả những hiện tượng trên. Tuy vậy, hiểu được sự khác biệt giữa lần sinh con so và con rạ cũng như rút kinh nghiệm từ cuộc vượt cạn đầu tiên sẽ giúp các chị em chuẩn bị tốt hơn về tâm sinh lý cho ngày lâm bồn.

Trong mọi trường hợp, hãy cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và gạt bỏ bớt lo lắng, áp lực trước khi sinh. Chúc các mẹ vượt cạn an toàn và thành công!

Nguồn thông tin: Hướng dẫn mẹ bầu cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi