Đọc vị 18 dấu hiệu thú vị khi mang bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời kỳ mang thai kéo theo nhiều thay đổi ở cơ thể chị em. 1 số biểu hiện khác lạ sẽ xuất hiện mà chị em không ngờ tới. Hãy đọc ngay bài viết để biết đâu là những dấu hiệu nhận biết có bầu cực thú vị.

"Xì hơi"

Khi mang thai, sự thay đổi của nhu động ruột cũng như chế độ ăn thường làm mẹ bầu dễ "xì hơi". Bên cạnh đó, các thực phẩm như táo, lê, súp lơ, đậu, cải Brussels và bông cải xanh cũng góp phần tăng tình trạng trên. Để giảm bớt việc xì hơi, nhất là ở nơi đông người, chị em nên:

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không nên ăn đồ chứa nhiều chất béo như bánh mỳ kẹp thịt và gà rán, đồ uống có gas đặc biệt là những loại đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo.
  • Tập đi bộ trong khoảng 20 phút sau bữa ăn tối.
  • Trong trường hợp bị khó ngủ, chị em có thể dùng gối để kê cao đầu hoặc chân để giúp giảm áp lực lên ruột và kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đường sọc nâu trên bụng

Lượng estrogen tăng lên khi mang thai thúc đẩy cơ thể sản xuất melanin - chất tự nhiên tạo ra sắc tố da, làm cho đầu ti của chị em bị sẫm màu và xuất hiện "đường sọc nâu" dọc xuống bụng. 1 số chị em cũng sẽ thấy các vết nám trên da mặt, thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai. Để bảo vệ làn da trong suốt thời gian mang bầu, mẹ bầu nên nhớ:

  • Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài.
  • Đừng mặc những chiếc áo quá mỏng vì có thể để lộ đường sọc nâu.
  • Không nên quá lo lắng vì những thay đổi trên da thường mất đi trong vài tuần sau khi sinh.

Mắt bị mờ cũng là 1 dấu hiệu nhận biết có bầu ở nhiều chị em

Khi mang thai, thủy tinh thể và giác mạc của mẹ trở nên dày hơn, áp suất của nhãn cầu thay đổi khiến mắt bị mờ đi.

Bình thường thị lực sẽ hồi phục trở lại sau khi sinh. Tuy nhiên, tốt nhất chị em nên đi khám bác sĩ để đảm bảo đó không phải dấu hiệu mắt lão hóa hay các bệnh lý nguy hiểm khác.

Hội chứng ống cổ tay

Khi mang thai, mẹ có thể gặp hội chứng ống cổ tay: cổ tay bị tê và ngứa ran. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi mang thai. Để khắc phục, chị em có thể nẹp cổ tay và giảm thiểu các cử động kích thích cảm giác cho cổ tay.

Núm vú bị ngứa, đầu ti tiết dịch

Vú và núm vú của cơ thể mẹ đang ngày càng trở nên to hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú. Khi ngực phát triển, da cũng bị giãn rộng gây ngứa dai dẳng ở khu vực này. Nếu muốn giảm bớt cơn ngứa, mẹ hãy thử áp dụng các cách sau:

  • Thoa kem lanolin đặc lên núm vú khi mẹ cảm thấy ngứa.
  • Dùng hỗn hợp bơ ca cao hoặc kem dưỡng thể vitamin E sau khi tắm.
  • Tránh mặc các loại vải gây kích ứng da như len hoặc vải pha len.
  • Sử dụng áo lót làm bằng vải bông mềm hoặc mặc áo lót dây.
  • Trong trường hợp núm vú chảy máu, các mẹ nên đến khám bác sĩ vì đây có thể là  triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc u nhú trong ống dẫn chứng, tệ hơn có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Vào cuối thai kỳ, mức độ cao của prolactin - loại hormone kích thích ngực của mẹ khi cho con bú, có thể khiến vú tiết dịch lỏng, đặc biệt khi mẹ bầu tắm vòi hoa sen, thay quần áo hoặc quan hệ tình dục. Biện pháp tốt nhất là chị em nên dán miếng lót bên trong áo ngực để thấm ướt. Nếu dịch chảy ra có máu hoặc có mùi thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau vùng háng

Hiện tượng đau vùng háng xuất hiện từ giữa thai kỳ, khi các dây chằng tròn trong xương chậu căng ra để chứa bào thai đang lớn dần. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau khi đột ngột đứng lên hoặc sau khi đứng lâu. Càng về sau, sức nặng của đầu em bé đè lên xương mu sẽ gây nên tình trạng đau nhức háng ngày càng nhiều.

Để giảm cơn đau khó chịu vùng háng, chị em lưu ý:

  • Kê chân lên gác chân hoặc gối để làm giảm áp lực xương chậu.
  • Ngồi xuống nghỉ ngơi vài giây cho đến khi cơn đau giảm bớt và cố gắng thư giãn.
  • Đeo đai đỡ bụng bầu.
  • Thực hiện động tác kéo giãn đơn giản như gập đầu gối về phía bụng.
  • Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng acetaminophen để giảm đau (không nên dùng ibuprofen hoặc aspirin vì không an toàn khi mang thai).
  • Nếu cơn đau dữ dội, kèm theo chuột rút, co thắt, đau lưng, chảy máu hoặc tăng tiết dịch âm đạo, chị em nên đi khám bác sĩ kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Dấu hiệu nhận biết có bầu - Tiểu són

Mẹ bầu có thể bị són tiểu khi hắt hơi hoặc cười vì một số hormone làm giãn cơ vùng chậu khi mang thai. Thêm vào đó, trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi bắt đầu gây áp lực lên bàng quang gây nên tình trạng són tiểu khi mang thai.

Để khắc phục tình trạng này, chị em hãy:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường các cơ xung quanh bàng quang.
  • Nên đi tiểu cứ sau 1-2 giờ để bàng quang không quá đầy.
  • Dùng băng vệ sinh vào cuối thai kỳ.
  • Nếu chị em cảm thấy đau hoặc rát khi đi tiểu thì hãy đi khám bác sĩ vì có nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu.

Tăng/giảm ham muốn

Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn, lưng đau nhức, làm ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bản thân. Bên cạnh đó, tâm lý lo sợ rằng quan hệ có thể gây hại đến thai nhi cũng làm ham muốn của chị em giảm dần. Thai nhi đang nằm trong bọc nước ối, được bảo vệ bởi tử cung - một cơ quan dày và khỏe. Chị em có thể yên tâm rằng các động tác quan hệ nhẹ nhàng và tư thế không quá khó là an toàn cho mẹ và bé.

Trong khi ham muốn ở 1 số chị em giảm đi thì ở nhiều mẹ khác, lưu lượng máu tăng khi mang thai có thể làm tăng hưng phấn của mẹ bầu, dẫn đến cực khoái dữ dội hơi hoặc nhiều lần hơn. Ngoài ra, lúc này chị em cũng không phải lo lắng quan hệ có có thai hay không nên tâm lý cũng thoải mái hơn nhiều, từ đó ham muốn cũng tăng lên.

Tuy nhiên, quan hệ tình dục có thể không an toàn với mẹ bầu bị nhau tiền đạo, cổ tử cung không bình thường và tuyệt đối không quan hệ khi bị rò ối vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Mụn là dấu hiệu mẹ mang thai điển hình

Để làm hạn chế mụn gây ra do hormone khi mang thai, chị em có thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tránh các sản phẩm trị mụn như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide trong thời kỳ mang thai.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và mặt nạ đất sét để làm sạch lỗ chân lông mỗi tuần một lần.

Táo bón, trĩ là dấu hiệu nhận biết có bầu

Sau khi thụ thai, các hormone thai kỳ gia tăng làm chậm đường tiêu hóa (để cho phép nhiều chất dinh dưỡng được hấp thụ và truyền sang em bé hơn). Vì lẽ đó nhiều mẹ bầu trong giai đoạn sớm của thai kỳ thường bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chậm tiêu... Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ
  • Uống nhiều nước, trái cây.

Táo bón thường không phải là triệu chứng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp khó khăn khi đi ngoài trong thời gian dài, chị em cần lập tức đi khám và điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ là hiện tượng mạch máu xung quanh hậu môn bị giãn, gây nên tình trạng sưng, ngứa, rát và chảy máu hậu môn khi đi vệ sinh. Nhiều mẹ bầu bị trĩ vì trọng lượng của thai nhi đè lên các tĩnh mạch ở bẹn hoặc bị táo bón.

  • Mẹ nên kiểm soát táo bón bằng cách uống thật nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau xanh.
  • Khi bị đau do trĩ, hãy giữ khu vực đó sạch sẽ và khô ráo, dùng miếng bông để làm dịu vết sưng tấy.
  • Nếu tình trạng không thuyên giảm, chị em có thể hỏi bác sĩ để sử dụng kem hydrocortisone để giảm viêm.

Âm đạo tiết dịch

Nồng độ estrogen tăng cao, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3 khiến âm đạo của mẹ bầu tiết nhiều dịch hơn. Dịch tiết khi mang thai làm chị em khó chịu, vùng kín ẩm ướt, có mùi nếu không thay rửa thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần nhớ:

  • Mặc đồ lót bằng vải cotton.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh vì băng vệ sinh ẩm có thể gây kích ứng.
  • Không sử dụng băng vệ sinh dạng ống vì có thể gây nhiễm trùng khu vực âm đạo.
  • Không nên thụt rửa âm đạo khi mang thai vì khả năng sinh non sẽ cao hơn.
  • Nếu dịch có mùi nặng, có màu khác lạ, bỏng rát thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.

Những giấc mơ khác lạ trong lúc ngủ

Nhiều chị em luôn mang tâm trạng lo lắng, stress khi mang thai dẫn đến những đêm trằn trọc với các cơn ác mộng khủng khiếp. Hãy nhớ rằng những gì xảy ra trong giấc ngủ không phải là hiện thực. Mẹ bầu không nên lo lắng thái quá, giữ tâm lý thoải mái thì sẽ không còn thường xuyên gặp ác mộng nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 số chị em khi mang thai còn thường mơ làm chuyện ấy, có người còn đạt cực khoái trong khi ngủ. Điều đó có thể do sự thay đổi tư thế ngủ, tâm trạng mẹ bầu hoặc do lượng máu tăng thêm chảy qua tĩnh mạch. Vì không ai có thể kiểm soát giấc mơ nên cách tốt nhất là chị em chỉ cần tận hưởng mà không cần phải cảm thấy tội lỗi.

Dấu hiệu nhận biết có bầu - Giãn tĩnh mạch 

Hiện tượng các tĩnh mạch giãn ra trên môi âm hộ gây ra bởi áp lực mà tử cung đang lớn lên chèn vào các tĩnh mạch trong âm đạo. Giãn tĩnh mạch âm hộ không gây bất kỳ rủi ro nào cho em bé hoặc cho sinh nở và tĩnh mạch sẽ tự động co lại sau khi sinh. Tuy nhiên nếu mẹ muốn hạn chế tình trạng này thì có thể đeo đai chữ V cho bà bầu và luôn vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ.

Buồn nôn và ói mửa

85% phụ nữ gặp tình trạng buồn nôn và ói mửa do nồng độ hormone thai kỳ tặng vọt - cụ thể là estrogen và progesterone tác động nặng nề nhất đến cơ thể mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Sau 12 đến 14 tuần, mẹ bầu sẽ cảm thấy tốt hơn.

Để giảm bớt cơn buồn nôn, nôn ói, mẹ hãy áp dụng ngay các cách sau:

  • Nhấm nháp 1 thứ gì đó có vị nhạt nhạt như bánh quy vào buổi sáng
  • Ngậm kẹo gừng, ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ để giữ cho bụng không bị rỗng và khó tiêu qua đêm
  • Bác sĩ có thể kê thêm vitamin B6 giúp hỗ trợ chị em giảm cơn ói mửa.

1 số dấu hiệu có bầu khác thường gặp ở mẹ bầu

  • Rốn thay đổi: Bụng căng lên và áp lực từ thai nhi bên trong có thể khiến rốn của mẹ nhô ra ngoài. Hiện tượng này thường xuất hiện từ từ trong tam cá nguyệt cuối cùng và sẽ hết khi mẹ sinh em bé. Một số trường hợp mẹ bầu gặp tình trạng thoát vị rốn thì nên đi khám bác sĩ để điều trị.
  • Gặp các vấn đề răng lợi: Khi mang thai, răng nướu của mẹ cũng nhạy cảm hơn. Nướu có thể bị ứ máu, chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Chị em nên đi khám răng định kỳ, dùng bàn chải lông mềm và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước, trong và sau thai kỳ.
  • Mụn: Có thể xuất hiện ở kẽ da hoặc những vùng da tiếp xúc với quần áo như cổ áo, nách hoặc xung quanh ngực. Những nốt mụn xấu xí có thể biến mất sau sinh, nếu không thì hãy đến cơ sở y tế uy tín để loại bỏ mẹ nhé.
  • Sổ mũi: Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị nghẹt mũi, chảy máu mũi và ngáy ngủ. Đặc biệt, tình trạng sổ mũi sẽ trở nên tệ hơn vào mùa đông. Để giảm bớt tình trạng trên, hãy nhỏ nước muối sinh lý hoặc dành vài phút để hít hơi nước từ vòi hoa sen.

Thay lời kết

Mang thai là 1 trải nghiệm tuyệt vời của bất kỳ chị em nào. 1 vài biểu hiện khó chịu sẽ xuất hiện trong suốt thời gian này, tuy nhiên đa phần chúng đều vô hại, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của mẹ. Đừng để những nốt mụn xấu xí, cơn buồn nôn hay đường gân bụng làm mẹ phiền não quá nhiều, tất cả sẽ qua nhanh và việc duy nhất mẹ nên làm là sẵn sàng để chào đón bé yêu thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo parents

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi