Cách phân biệt dấu hiệu mang thai với kỳ kinh nguyệt đúng chuẩn chị em phụ nữ nào cũng cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt nhưng nhiều chị em thường nhầm lẫn. Điều này có thể gây những tình huống “dở khóc dở cười” và nhiều hệ lụy khác.

Vậy chị em cùng tham khảo ngay 7 điểm khác biệt giữa dấu hiệu mang thai và chu kỳ kinh nguyệt để có những hành động xử lý phù hợp.

1. Dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai khác với kỳ kinh nguyệt

Tiền chu kỳ kinh nguyệt

Bước vào tiền chu kỳ kinh nguyệt thì nhiều chị em cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi. Nhưng hiện tượng này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và sớm hết. Cải thiện tình trạng này thì chị em nên tập yoga hay một vài môn thể thao giúp ngủ sâu hơn.

Dấu hiệu mang thai

Hàm lượng hormone progesterone tăng đột ngột nên người có bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nó có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất hay có khi suốt cả thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu cần phải xây dựng một chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý.

Dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai có thể kéo dài hết 3 tháng đầu hoặc cả thai kỳ

2. Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt: Đau ngực

Tiền kinh nguyệt

Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện triệu chứng căng tức ngực. Múc độ đau từ nhẹ đến nặng và trầm trọng nhất vào ngày trước khi “đèn đỏ” xuất hiện. Điều này sẽ nặng hơn nếu chị em đang ở độ tuổi sinh đẻ.

Bên cạnh đó, mô ngực dày cộm ở bên ngoài và chị em có thể cảm nhận rõ sự căng tức ngực cùng cơn đau âm ỉ nặng. Đau ngực sẽ giảm trong thời gian diễn ra ‘đèn đỏ” vì lượng progesterone cũng giảm dần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở hiện tượng đau ngực. Chị em sẽ thấy căng, đau ngực khi ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Chúng xuất hiện sau khi thụ thai thành công từ 1-2 tuần và kéo dài một khoảng thời gian.

3. Chảy máu khi mới mang thai khác với kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu báo chu kỳ kinh nguyệt

Tiền kinh nguyệt thì thường có có máu và chỉ có khi bắt đầu. Lượng máu sẽ tăng dần và kéo dài khoảng gần 1 tuần.

Mang thai sớm

Dấu hiệu báo đậu thai sớm là chảy máu ít ở âm đạo hay xuất hiện đốm máu nhỏ màu hồng. Theo Healthline, máu thường xuất hiện trong khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai thành công và việc tiết dịch nhầy cũng ít.

Máu báo thai thưởng xẩy ra trong vài ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Tâm trạng thay đổi khác với kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu đã mang thai

Nếu chị em mang thai thì cảm xúc thay đổi thất thường và kéo dài đến hết giai đoạn thai kỳ. Bạn có thể đột nhiên vui lại và lại buồn ngay lập tức. Đây là dấu hiệu cảnh báo, mẹ bầu có thể bị trầm cảm. Không nên xem nhẹ việc này vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con sau này.

Tiền kinh nguyệt

Bạn có thể cảm thấy tâm trạng dễ bị kích thích và nóng giận hơn trước khi có kinh. Triệu chứng tiền kinh nguyệt này thường biến mất vào lúc chu kỳ bắt đầu. Bạn có thể tập thể dục nhẹ hoặc ngủ nhiều một chút để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng tiền kinh nguyệt đến tâm trạng của mình.

5. Chuột rút

Mang thai sớm

Tuần đầu thai kỳ, mẹ có thể mắc phải chứng chuột rút. Tình trạng này xảy ra ở vùng bụng dưới hay lưng dưới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai sớm thì có thể xuất hiện chuột rút ở vùng bụng dưới hay lưng dưới

Tiền kinh nguyệt

Trước khi “đèn đỏ” khoảng 24 đến 48 giờ thì xuất hiện chuột rút. Sự khó chịu này sẽ hết vào ngày kinh cuối hay đã hết sạch chu kỳ.

6. Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt: Buồn nôn

Tiền kinh nguyệt

Cơn buồn nôn thường không xuất hiện trong giai đoạn mang thai đầu tiên. Do đó, chị em có thể dựa vào yếu tố này để phân biệt dấu hiệu mang thai và kỳ kinh nguyệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Buồn nôn là dấu hiệu không xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt

Mang thai sớm

Buồn nôn là một trong những triệu chứng rất dễ gặp khi sau khi mang thai được 1 tháng. Tình trạng buồn nôn và nôn có thể xuất hiện đồng thời hoặc không. Theo WebMD, phụ nữ buồn nôn khi mang thai chiếm khoảng 50-90% và phụ nữ nôn thì chiếm 25-55%.

7. Dấu hiệu thèm ăn vì mang thai khác với kỳ kinh nguyệt

Tiền kinh nguyệt

Sở thích ăn uống của bạn có thể thay đổi 180 độ khi chu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Bạn có thể thích ăn món ngọt, món mặn, sô-cô-la hay các loại thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa…

Mang thai sớm

Khi mang thai thì chắc chắn mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn nhưng lại rất dị ứng với một số mùi thức ăn. Suốt thai kỳ bạn đều gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở rất nhiều đặc điểm. Chị em phụ nữ chỉ cần để ý là có nhận ra sự khác biệt và có sự can thiệp kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen