Nhịp tim là một biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường, có sức khỏe tốt. Nhưng nhiều trường hợp khi siêu âm, thai nhi lại xuất hiện dấu hiệu không có tim thai.
Vậy dấu hiệu không có tim thai nguy hiểm không? Liệu có phải thai nhi đã bị sảy, chết lưu hay còn có nguyên nhân khác?
Khi nào có thể siêu âm thấy nhịp tim thai nhi?
Sự hình thành, phát triển của thai nhi trong bụng mẹ gắn liền với quá trình hình thành tim thai. Theo đó, khoảng 22 ngày sau khi thụ tinh thì tim thai bắt đầu hình thành và có nhịp đập. Tức là khoảng tuần 6-7 của thai kỳ khi siêu âm có thể thấy nhịp tim thai.
Cũng có một số trường hợp, đến tuần thứ 8 – 10 mới nghe được nhịp đập thấy rõ tim thai. Nguyên nhân là do có sự sai lệch trong tính toán tuổi thai. Đến tuần thứ 20 trở đi, bố mẹ đã có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai bằng tai nghe bình thường.
Khi thai nhi càng lớn, nhịp tim sẽ càng mạnh mẽ hơn. Đây chính là biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.
Dấu hiệu không có tim thai và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Biểu hiện không có tim thai sẽ tùy theo giai đoạn mà có thể là cảnh báo nguy hiểm đối với thai nhi hay không.
Nếu siêu âm thai ở tuần thứ 6 chưa thấy tim thai hay chưa nghe được nhịp đập tim thai thì mẹ cần lo lắng quá mức. Nguyên nhân có thể do phôi thai chưa phát triển hoàn chỉnh, xác định tuổi thai không chính xác.
Nhưng nếu khi thai nhi ở tuần thứ 8-10 trở đi và có dấu hiệu không có tim thai thì có thể do các nguyên nhân sau:
Sảy thai
Khi nhịp tim thai đang đập bỗng dừng lại mà sức khỏe của mẹ vẫn tốt thì có thể là đã sảy thai tự nhiên. Nguyên nhân là do sự bất thường nhiễm sắc thể trứng hỏng, tinh trùng kém…
Thứ 2 có thể là do mẹ bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tiểu đường, tuyến giáp, rối loạn miễn dịch…
Nguyên nhân thứ 3 khiến tim thai ngừng đập, sảy thai có thể do là mẹ bị va đập, chấn thương vùng bụng. Mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm hay tiếp xúc với môi trường độc hại.
Thai nhi bị rối loạn nhịp tim
Trong nhiều trường hợp dấu hiệu không có tim thai đến từ việc thai nhi bị rối loạn nhịp tim. Ở tuần thứ 6 – 8 nếu tim thai đập dưới 70 nhịp/ phút thì nguy cơ sảy thai là 90%.
Nhịp tim thai đập trên 180 lần/ phút là quá nhanh, dưới 110 nhịp/ phút là nhịp tim chậm. Thông thường thai nhi bị rối loạn nhịp tim mang tính chất tạm thời. Nếu tình trạng này kéo dài, xảy ra thường xuyên thì mẹ phải đi khám ngay.
Do thiết bị siêu âm không đảm bảo
Nhiều trường hợp không nghe thấy tim thai là do thiết bị siêu âm không tốt hoặc bị lỗi. Nhất là ở tuần thai thứ 6 – 8 nếu thiết bị không nhạy thì khó có thể nghe thấy tim thai đập.
Mẹ bầu nên làm gì khi không có tim thai?
Nếu biểu hiện không có tim thai diễn ra ở tuần thứ 6,7 của thai kỳ thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bởi như đã nói ở trên khả năng cao là do thời điểm thụ tinh muộn hơn so với tính toán tuổi thai. Lúc này thai nhi có thể mới phát triển ở tuần thứ 4-5.
Nhiều trường hợp phôi thai phát triển chậm hơn bình thường thì đến tuần thứ 8 – 10 mới thấy được tim thai. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra để phát hiện xem thai nhi có sự bất thường không.
Lúc này, mẹ bầu nên làm xét nghiệm HCG để thai nhi còn hay không. Nếu mức HCG ở mức bình thường thì mẹ nên chờ thêm 1 tuần và siêu âm lại.
Trường hợp, tuần thứ 7, dấu hiệu không có tim thai kèm một số dấu hiệu bất thường của mẹ như: đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo, không còn cảm giác ốm nghén thì phải đi kiểm tra ngay.
Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ để có thai kỳ khỏe mạnh
- Không nên sử dụng các loại chất kích thích như bia, rượu…
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì chúng có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Giữ đường huyết ở mức ổn định, nhất là đối với những mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.
- Bổ sung Acid Folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ để ngăn ngừa các khuyết tật về ống thần kinh.
- Giữ tinh thần thoải mái và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu không có tim thai mà mẹ bầu cần biết. Trường hợp xấu nhất thai nhi bị sảy, chết lưu thì mẹ bầu không nên đau buồn quá lâu. Phải lưu ý giữ gìn sức khỏe, mau chóng hồi phục tinh thần để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo.
Xem thêm: