Ăn dặm là trải nghiệm mới mẻ cho cả bố mẹ và bé. Những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm và hướng dẫn bắt đầu tập ăn dưới đây sẽ giúp bố mẹ không hoang mang, lo sợ nữa.
Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Bé với lấy thức ăn
Nếu em bé không thể rời mắt khi bố mẹ nhai đồ ăn, có lẽ bé đang hào hứng với những gì bạn ăn. Một dấu hiệu nữa đó là bé với lấy muỗng hay nĩa của bố mẹ. Khả năng nắm đồ vật cũng là dấu hiệu phát triển thể chất đủ để ăn dặm.
Ngoài ra, bé có thể mở to mắt nhìn khi muỗng đưa về phía miệng bé. Nếu bé háo hức mở miệng ngậm chặt muỗng, chắc chắn bé đã sẵn sàng ăn dặm.
Ngược lại, nếu bé không mở miệng, bố mẹ không thể đút bé ăn dặm được, bạn nên đợi thêm khoảng một hoặc hai tuần.
Bé có thể ngồi được
Em bé chuẩn bị ăn dặm phải ngẩng cao đầu khi ngồi, dù cơ thể bé vẫn còn cần dựa vào một vật nào đó. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sữa mẹ là thực phẩm duy nhất trong sáu tháng đầu. Nhiều em bé có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm khoảng từ 4 đến 6 tuổi.
Bé phát triển thể chất đủ để ăn dặm
Để bắt đầu ăn dặm, bé ít nhất phải đủ bốn đến sáu tháng tuổi. Đây là thời gian bụng bé phát triển enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên không nên cho bé ăn dặm ngày từ khi bốn tháng tuổi.
Ngoài ra, em bé cần tăng gấp đôi trọng lượng khi mới sinh và được ít nhất khoảng 6kg. Một dấu hiệu nữa là em bé không còn phản xạ đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Phản xạ đẩy lưỡi là bản năng giúp tránh bé bị nghẹn.
Bạn có thể kiểm tra phản xạ này bằng cách cho lượng nhỏ thức ăn vào miệng bé. Nếu sau vài lần thử, bé vẫn đẩy thức ăn ra ngoài thì mẹ cần đợi thử lại sau vài tuần nữa.
Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?
Không cho bé ăn dặm khi đói
Những lần ăn dặm đầu tiên không phải để thỏa mãn đơn đói. Bé cần thời gian để tìm hiểu thức ăn. Vì thế bố mẹ không nên cho bé ăn khi bé đói vì bé sẽ khó chịu, quấy khóc.
Bố mẹ có thể thử cho ăn bé ăn dặm sau khi bé đã bú mẹ hoặc bú bình no. Hoặc cho bé ăn khi bé tỉnh táo, vui vẻ.
Chọn thức ăn đầu tiên
Gạo là thực phẩm tiêu chuẩn cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói rằng đối với hầu hết trẻ sơ sinh, việc bạn cho bé ăn gì trước tiên không thực sự quan trọng.
Chỉ cần bố mẹ chọn một loại thực phẩm mềm, ví dụ khoai lang nghiền, táo nghiền mịn, bơ hoặc lê nghiền. Không nên cho bé ăn cà rốt, bí, rau cải bó xôi, củ cải hoặc đậu xanh, vì chúng có thể có hàm lượng nitrat cao.
Cho bé ăn từ từ
Dù bé ăn thực phẩm gì, bố mẹ cũng nên giới thiệu thực phẩm mới từ từ. Bé chưa thử đồ ăn nào ngoài sữa và sữa công thức, bé cần thời gian để học đảo thức ăn bằng lưỡi.
Rất có thể bé sẽ đẩy thức ăn ra hoặc bôi khắp mặt, tóc và cơ thể. Bố mẹ hãy chuẩn bị tinh thần nhé.
Theo dõi phản ứng của bé
Bác sĩ nhi khoa khuyên nên đợi 2 – 3 ngày giữa những lần giới thiệu thực phẩm mới để chắc chắn bé dung nạp được thức ăn. Nếu bạn thấy bé phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, và những dấu hiệu dị ứng thực phẩm khác, hãy dừng ăn dặm và cho bé đi bác sĩ.
Cho bé thử ăn đậu phộng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho bé ăn thực phẩm có khả năng gây dị ứng (như đậu phộng) trước có thể giúp trẻ không bị dị ứng toàn thân. Thực tế, cho bé ăn thực phẩm có khả năng dị ứng là cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng.
Làm cho giờ ăn trở nên vui vẻ
Ăn trong khi tự ngồi là trải nghiệm mới với trẻ. Có thể ban đầu trẻ sẽ không muốn ăn. Đừng cho thức ăn hay thìa vào miệng bé. Bố mẹ có thể cho bé chơi với muỗng có thức ăn. Bé có thể khám phá cảm giác chạm vào đồ ăn để cảm thấy vui vẻ hơn.
Trước 1 tuổi, ăn dặm vẫn chỉ là nguồn thực phẩm bổ sung cho sữa mẹ. Vì vậy không nên vội vàng cho bé ăn dặm sớm, cũng không nên bắt đầu quá muộn. Hãy quan sát những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm để biết chính xác thời điểm thích hợp.
Xem thêm:
- Ăn dặm kiểu Nhật – làm cơm Bento cho bé
- 5 món ăn dặm kiểu Nhật dễ làm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi!
- Ăn dặm kiểu Nhật – kinh nghiệm truyền tay của các Mẹ!