Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối có thể do nhiều nguyên nhân, nếu ra máu báo sinh, có cơn gò, … mẹ nên chuẩn bị tinh thần nhập viện để đi sinh.
Những nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối
Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối. Việc xem xét mức độ cơn đau và độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng từng cơn đó cần dựa trên các biểu hiện khác đi kèm.
Đau cơ và căng cơ
Các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể cũng có thể thay đổi cách sản phụ đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng nguy cơ bị chấn thương.
Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, sản phụ cần gặp bác sĩ nếu những cơn đau không tự biến mất.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau bụng tuần 37 thai kỳ nói riêng và trong thai kỳ nói chung cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng là đau bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ…
Trào ngược dạ dày
Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai.
Khi thai nhi phát triển gây áp lực bụng có thể làm cho tình trạng trào ngược axit này trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau ở vùng bụng trên có thể là do trào ngược axit nếu cơn đau kéo dài lên ngực và sau xương ức với cảm giác nóng rát. Để giải quyết tình trạng này, sản phụ có thể sử dụng một số thuốc uống trị chứng ợ nóng mà không cần kê đơn, ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn chế độ ăn ít axit có thể cải thiện triệu chứng.
Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối và có biểu hiện tiêu chảy
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng.
Đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối và có cơn gò tử cung
Các cơn đau bụng dự báo thời điểm mẹ sắp sinh có thể nhận biết khá dễ dàng.
Đó là:
- Khi chuyển dạ, thai phụ sẽ đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới, sau đó lan dần khắp vùng bụng, có thể đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.
- Vùng xương chậu căng cơ, có cảm giác bị chèn ép rất mạnh.
- Cơn đau khi chuyển dạ giống như đau bụng kinh, nhưng đau ở mức độ nghiêm trọng hơn.
- Các cơn co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi bạn thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.
Đau vết mổ cũ với mẹ từng sinh mổ
Thực tế có đến 80% các mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2, thời gian khuyến cáo mẹ bầu sinh mổ lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 năm để tử cung và vết mổ được hồi phục hoàn toàn.
Nguy cơ mẹ bầu bị đau vết mổ cũ là dấu hiệu cho thấy vết thương chưa lành hẳn, rất có khả năng xảy ra nhau tiền đạo và bong nhau non cùng một vài nguy cơ khác.
Mẹ bầu nên làm gì trong trường hợp bị đau bụng từng cơn khi mang thai tháng cuối
Những cơn đau bụng diễn ra nhiều khi mang thai tháng cuối có thể là tín hiệu mẹ sắp đến thời điểm sinh nở hoặc của các bệnh sinh lý khác.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, thai phụ cần lưu ý những điều sau:
- Theo dõi cơn đau và các dấu hiệu đi kèm (có ra máu không, có rỉ ối không, mức độ cơn đau như thế nào)
- Nếu mẹ đã từng sinh mổ, hãy hết sức thận trọng
- Luôn luôn theo dõi xem thai nhi có máy tốt hay không
Nếu cơn đau không giảm mẹ nên đi khám sớm để được tư vấn phù hợp.
Xem thêm:
- 5 nguyên nhân khiến bà bầu mang thai 37 tuần đau bụng trên
- Đau bụng bên trái khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
- Bầu tháng cuối nên nằm nghiêng bên nào để con dễ thở, mẹ ngủ ngon? Hãy học ngay tư thế nằm này!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!