Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 không phải là trường hợp hiếm gặp ở thai phụ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ không thể bỏ qua những thông tin bổ ích trong bài viết này.

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 8

Theo các bác sĩ sản khoa, đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào những triệu chứng hay dấu hiệu kèm theo. Vì thế, phụ nữ mang thai nên cẩn thận quan sát để xử lý tình huống.

Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi giờ đây đã rất lớn. Các cơ cùng với dây chằng của mẹ phải “hợp lực” với nhau để nâng đỡ một khối lượng “khổng lồ” như thế.

Vì các cơ và dây chằng bị kéo dãn quá nhiều nên bạn sẽ cảm thấy khu vực bụng dưới bị đau. Đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Khi chuyển động như đứng ngồi hay vận động với cường độ cao, các chị em sẽ có cảm giác đau rõ rệt hơn khi ngồi và nằm.

Thêm vào đó, khi ho hoặc tác động mạnh lên cơ thể, thai phụ cũng sẽ cảm thấy những cơn đau từ vùng bụng rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu các cơn đau bụng có kèm theo dấu hiệu như đau bụng kéo dài và đau dữ dội, chảy máu âm đạo, co giật và kèm theo sốt cao, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.

Tình trạng này có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?

Bên cạnh những cơn đau bụng đưới được nhận định là bình thường, thai phụ vẫn có khả năng đối mặt với những cơn đau vô cùng nguy hiểm. Nếu cơn đau nhẹ rồi nhanh chóng biến mất, mẹ lúc này không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, tình trạng này xảy ra ở tháng thứ 8 thai kỳ có khả năng là “báo động đỏ” thông báo nguy cơ sảy thai, sinh non, vỡ tử cung, nhau tiền đạo, mạch máu tiền đạo, nhau bong non, thậm chí là vỡ tử cung.

Để nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và con, mẹ nên lưu ý các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội, không có dấu thuyên giảm dù đã lâu
  • Cơn gò tử cung xuất hiện hơn 10 lần/ngày
  • Đau bụng dưới kết hợp đau buốt vùng lưng dưới
  • Âm đạo bị xuất huyết
  • Vùng “tam giác vàng” bị ẩm ướt kèm theo dấu hiệu rò rỉ nước ối
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu cùng các cơn đau vùng bụng dưới

Nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu đã liệt kê và cơn đau bụng cũng không thuyên giảm, mẹ không nên chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện gần nhất nhé. Bởi nếu chậm trễ, bạn có khả năng phải đối mặt với những rủi ro không đáng có đấy!

Làm gì khi đau bụng trong tam cá nguyệt cuối?

Khi đến tam cá nguyệt thứ 3, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng lo lắng khi xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dù là nhỏ hay lớn. Trong đó, các cơn đau bụng luôn là nỗi lo lớn nhất của các chị em trong giờ phút này.

  • Bình tĩnh theo dõi tần suất và mức độ của những các cơn đau bụng
  • Tạm thời dừng ngay các hoạt động đang làm để nghỉ ngơi và thư giãn, tuyệt đối không làm việc nặng trong thời điểm nhạy cảm này
  • Không quan hệ tình dục
  • Đi lại, đứng lên, ngồi xuống nên cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh việc đang nằm và ngồi dậy đột ngột
  • Không ngồi hay đứng một chỗ quá lâu
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng
  • Cố gắng uống thật nhiều nước, ăn thêm rau xanh, hạn chế ăn đồ cay nóng và chiên xào
  • Nếu cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng hay kèm theo những triệu chứng bất thường khác kể trên, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 là điều mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng chớ nên coi thường. Khi gặp trường hợp này, bạn nên bình tĩnh theo dõi. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ hãy kêu gọi sự hỗ trợ từ người thân để được đưa đến bệnh viện gần nhất nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen