Đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 loại nào thì tốt? Trong các loại vắc xin Covid 19 được nhập về Việt Nam, bạn nên chọn tiêm vắc xin Covid 19 của Astrazeneca vì những lý do sau: hiệu quả miễn dịch cao; đảm bảo an toàn; công nghệ mới, ổn định và bảo quản dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 để đăng ký lần sau nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 ở đâu?
- Hướng dẫn cách đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 trên VNVC
- Điều kiện an toàn để tiêm chủng
- Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid 19
Đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 ở đâu?
VNVC là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vắc xin Covid 19. Thêm vào đó, trung tâm còn có dây chuyền bảo quản lạnh, đạt tiêu chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng vắc xin Covid tốt nhất khi đến tay người sử dụng.
Ngoài ra, VNVC luôn cam kết giá bình ổn ngay cả khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hơn nữa, trung tâm còn cung cấp các dịch vụ tiêm chủng theo yêu cầu, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn như: đăng ký vắc xin Covid 19 cho cơ quan, doanh nghiệp; đăng ký vắc xin Covid 19 cho du học sinh, khách nước ngoài;… Với những điều kiện trên, VNVC chính là địa chỉ tiêm vắc xin Covid 19 uy tín mà bạn có thể đăng ký đi tiêm.
Trong các loại vắc xin được nhập về Việt Nam, bạn nên chọn tiêm vắc xin Covid 19 của Astrazeneca vì những lý do sau:
- Hiệu quả miễn dịch cao: Sau lần tiêm đầu tiên, hiệu lực của vắc xin đạt được 76% (CI: 59% đến 86%) và kéo dài hiệu quả bảo vệ đến lần thứ hai. Trong khoảng thời gian giữa 2 liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực của vắc xin tăng lên 82% (CI: 63%, 92%).
- Đảm bảo an toàn: Hiện nay, không ghi nhận trường hợp nhập viện hoặc mắc bệnh nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin ở các quốc gia trên thế giới.
- Công nghệ mới, ổn định: Vắc xin Covid 19 của AstraZeneca được điều chế dựa trên công nghệ vector nên ổn định hơn so với phương pháp mRNA (thông tin di truyền) của các vắc xin khác. Công nghệ này không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, đồng thời nó còn cho hiệu suất sản xuất cao với số lượng lớn, phù hợp để đối phó với đại dịch toàn cầu hiện nay.
- Bảo quản dễ dàng: Vắc xin có thể được lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ bảo quản vắc xin thông thường (từ 2 đến 8 độc C). Trong khi đó, các loại vắc xin Covid 19 khác cần nhà kho cấp đông ở sân bay, kèm đá khô, phương tiện làm lạnh,…
Bạn có thể chưa biết:
Hướng dẫn cách đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 trên VNVC
Bước 1: Truy cập vào website VNVC, chọn Đăng ký vắc xin Covid 19
Bước 2: Tại phần thông tin sản phẩm vắc xin Covid, nhấn chọn Vắc xin Covid-19 của Astrazeneca (Nguồn gốc: AstraZeneca, Vương quốc Anh). Tiếp đến, bạn nhấn chọn Đăng ký mũi tiêm.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin người tiêm vào Danh sách đăng ký, bạn có thể đăng ký tối đa cho 6 người tiêm. Sau đó, VNVC sẽ thực hiện việc tiêm phòng cho người có thông tin đăng ký trùng khớp.
Bước 4: Sau khi điền thông tin xong, bạn bấm Lưu thông tin. Lúc này, Danh sách người tiêm sẽ hiện lên, bạn nhấn Tiếp tục để qua bước kế tiếp.
Bước 5: Tại phần Thanh toán, bạn điền đầy đủ thông tin của mình. Sau khi hoàn thành, nhấn Tiếp tục.
Bước 6: Vậy là bạn đã đăng ký tiêm chủng vắc xin Covid 19 thành công rồi. Bạn hãy giữ Mã đăng ký để có thể truy xuất lịch sử đăng ký thông tin nhé.
Lưu ý: VNVC chỉ mở đăng ký và nhận thanh toán với số lượng có thể cung cấp cho khách hàng. Trường hợp số lượng đăng ký đã đủ, kênh đăng ký vắc xin Covid 19 của trung tâm sẽ đóng.
Điều kiện an toàn để tiêm chủng
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid của AstraZeneca, mỗi liều cách nhau 28 ngày. Trường hợp tiêm vắc xin Covid khác ngoài AstraZeneca thì hai vắc xin phải cách nhau ít nhất là 14 ngày. Tuy nhiên, Bộ khuyến cáo một người chỉ nên tiêm cùng 1 loại vắc xin. Hiện nay, chỉ có vắc xin Covid 19 của AstraZeneca được chính thức đưa vào tiêm chủng ở Việt Nam, còn 2 loại vắc xin trong nước là Nanocovax và Covivac thì đang thử nghiệm trên người.
Trước khi tiêm vắc xin, người đi tiêm phải khám sàng lọc. Nếu có triệu chứng khó thở, ho, sốt sẽ không được tiêm và được khuyến cáo không nên đến khu vực tiêm chủng. Trong quá trình khám sàng lọc, người được tiêm phải cho nhân viên y tế biết về tiền sử các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính phải điều trị; điều trị hóa trị; có tiền sử sốc phản vệ hoặc dị ứng.
Bạn có thể chưa biết:
Giải pháp nào giúp vượt qua căng thẳng vì dịch bệnh Covid-19?
Khi tiêm mũi thứ 2, nếu có biểu hiện phản ứng nghiêm trọng từ lần tiêm trước đó, người được tiêm cần thông báo để được hướng dẫn cụ thể hoặc tạm hoãn tiêm. Nếu đang mắc Covid 19, người đi tiêm phải được điều trị khỏi và sau 6 tháng mới được tiêm vắc xin. Nguyên nhân là do người mắc Covid 19 đã có miễn dịch nhất định với bệnh.
Ngoài ra, các khu vực tiêm chủng cần chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ, có dây chuyền lạnh để bảo quản vắc xin theo yêu cầu. Thêm vào đó, điểm tiêm chủng phải chuẩn bị hộp chống sốc, phòng trường hợp tai biến xảy ra sau tiêm. Để đảm bảo an toàn, trong giai đoạn đầu, mỗi điểm tiêm và mỗi buổi tiêm chủng nên dưới 100 người.
Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid 19
Sau khi tiêm chủng, một số phản ứng có thể xảy ra, phổ biến nhất (trên 10%) là các triệu chứng như đau cơ, buồn nôn, đau đầu, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm, bồn chồn, mệt mỏi, sốt (thường là số nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh,… Bên cạnh đó, khoảng từ 1 đến dưới 10% người đi tiêm có biểu hiện đỏ và sưng tại vị trí tiêm. Giống như một số vắc xin thông thường, vắc xin Covid khi được tiêm vào cơ thể cũng có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Vài người có thể phản ứng chậm sau tiêm, nhưng hiện nay chưa có số liệu từ các tổ chức quốc tế đề cập đến vấn đề này, cũng như các tai biến nặng sau tiêm vắc xin Covid.
Qua bài viết trên, bạn đã biết cách đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 dễ dàng và nhanh chóng rồi đúng không nào? Trước khi tiêm, bạn cần khám sàng lọc, cũng như cung cấp thông tin về tiền sử bệnh của mình cho nhân viên y tế. Việc này sẽ giúp quá trình tiêm chủng được diễn ra an toàn, tránh những trường hợp xấu có thể xảy đến với người đi tiêm.
Xem thêm:
- Vắc xin Covid – Những ai nên tiêm và đối tượng nào không nên tiêm?
- Tác dụng phụ của vắc xin ngừa Covid-19 và cách xử lý
- Cách vệ sinh điện thoại để ngăn ngừa virus Covid-19