Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc khiến không ít mẹ bỉm sữa lo lắng. Đây có thể vừa là tình trạng bình thường nhưng cũng đồng thời trở thành dấu hiệu cho một số bệnh về da. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Tại sao trẻ sơ sinh da khô bong tróc?
- Các nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bong tróc
- Phương pháp chữa trị
Tại sao da trẻ sơ sinh bong tróc?
Bề ngoài của trẻ sơ sinh, kể cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn. Do đó, tình trạng bong tróc hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.
Khi vừa chào đời, da của con bao phủ một lớp sáp trắng giúp bảo vệ làn da con. Khi lớp sáp này biến mất, bé sẽ bắt đầu lột lớp da bên ngoài trong vòng 1 – 3 tuần. Lượng da bong ra phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc lớn hơn.
Bé càng có nhiều lớp sáp trắng vernix trên da khi sinh thì càng ít bong tróc. Trẻ sinh non thường có nhiều sáp vernix nên da của trẻ bong ít hơn bé sinh ra sau 40 tuần. Hiện tượng bé sơ sinh bị tróc da thường sẽ tự biến mất và không cần chăm sóc nhiều.
Đừng bỏ lỡ:
Các nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bong tróc
1. Chàm
Trong một số trường hợp, tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc còn do bị bệnh chàm. Chàm có thể gây ra trên da em bé các hiện tượng như vẩy, đỏ da, ngứa. Tình trạng này rất hiếm trong giai đoạn ngay sau khi sinh, nhưng có thể phát triển sau đó.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được tìm ra nhưng thường là do di truyền. Do đó, nếu có cha mẹ hoặc người thân từng bị bệnh chàm thì bé cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Chàm không phải là tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nhất định nào đó. Tuy nhiên, phấn hoa hoặc khói thuốc lá có thể là tác nhân tạo điều kiện cho chàm phát triển.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng lại khiến bé yêu khó chịu. Do đó, bạn nên biết cách điều trị bệnh này nếu bong da ở trẻ nhỏ là do chàm gây ra.
2. Bệnh vảy cá
Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc còn có thể đến từ một loại bệnh lạ là vảy cá. Bệnh này sẽ khiến da bé nổi vẩy, ngứa, bong ra. Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào bệnh sử của gia đình.
Tuy vẫn chưa có thuốc trị bệnh vảy cá nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm tình trạng da khô và cải thiện làn da của bé.
Phương pháp chữa trị
Dù bạn không cần quá lo ngại hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc nhưng da con vẫn có thể bị nứt hoặc khô ở một số khu vực nhất định. Do đó, bạn vẫn nên cải thiện tình trạng này bằng cách:
Tắm và giữ ẩm
Việc tắm rửa hàng ngày đúng cách sẽ góp phần điều trị hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước nóng để tắm cho bé vì điều này sẽ khiến da bé bị khô nhanh hơn. Một vấn đề cần chú ý là bạn nên sử dụng xà phòng để tắm và gội đầu cho bé, nhưng tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.
Ngay khi tắm cho bé xong, bạn nên lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé bằng khăn mềm. Khi da vẫn còn ẩm ướt, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da bé. Thuốc mỡ chứa các chất làm mềm da và ít nước hơn kem dưỡng da nên thường tốt hơn cho bé. Bạn nên thử một ít kem dưỡng ẩm và chất làm mềm lên da bé trước để đảm bảo các chất này không gây kích ứng.
Đừng bỏ lỡ:
Đừng tắm nước quá nóng
Ở tất cả các độ tuổi thì việc tiếp xúc với nước nóng sẽ khiến làn da bị khô đi. Nếu bé nhà bạn đang bị bong da, hãy chú ý nhiệt độ nước tắm cho bé đừng quá cao. Nước có nhiệt độ phù hợp nhất là ở 37,7 độ C.
Tránh không khí lạnh và gió lùa vào phòng
Bé sơ sinh rất nhạy cảm ở những tháng mới chào đời. So với nước ối mà bé được bao bọc trong bụng mẹ thì không khí bên ngoài tử cung rất khô. Để khắc phục tình trạng da khô bong tróc, các mẹ nên để nhiệt độ phòng ở mức phù hợp và nếu trời trở lạnh, hãy bao bọc bé cẩn thận.
Giữ da luôn mát mẻ
Bạn nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không nên cho trẻ sơ sinh mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.
Để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, nếu còn đang cho con bú mẹ, bạn tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…
Dùng xà phòng giặt quần áo
Bạn hãy dùng các loại xà phòng nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải nhé.
Ngăn trầy xước da
Bé có thể gãi lên các bong tróc hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, bạn hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bé dễ ngủ hơn.
Dùng nước lạnh
Khi cơn ngứa bộc phát, bạn hãy áp một bình nước lạnh lên vùng bị ngứa nhiều lần trong một ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
Chúc các mẹ chăm bé yêu thật tốt nhé!
Các bài viết liên quan:
- 9 cách đơn giản mà hiệu quả giúp dỗ trẻ sơ sinh nín khóc
- Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh (Epiphora). Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Chơi với trẻ sơ sinh – 12 hoạt động cho bé từ 0-12 tháng tuổi