Nguyên nhân và cách mẹ xử lý khi da trẻ sơ sinh bị tróc

Chỉ nên tắm bé trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, và chỉ sử dụng chất tẩy rửa không mùi, không xà phòng. Nói chung là các sản phẩm lành tính dành cho trẻ sơ sinh để tránh tình trạng da trẻ sơ sinh bị tróc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Da trẻ sơ sinh bị tróc xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chàm sữa, bệnh vây cá, hội chứng bong tróc da do tụ cầu…để đảm bảo an toàn, bố mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định điều trị.

  • Da em bé có gì khác so với người trưởng thành
  • Các nguyên do khác khiến da trẻ sơ sinh bị khô bong tróc
  • Phương pháp giúp cải thiện làn da trẻ sơ sinh bị tróc

Da em bé có gì khác so với người trưởng thành

Làn da của em bé sơ sinh có nhiều điểm khác biệt với người lớn. Da của trẻ không chỉ mềm, mịn hơn mà còn có một mùi rất đặc trưng – “mùi da em bé” – mùi này sẽ khiến bạn luôn muốn âu yếm và ôm hôn bé mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh những đặc điểm bên ngoài dễ nhận ra này thì sự khác biệt còn thể hiện ở 5 điểm sau, so với da người lớn thì da em bé:

  • Mất nước nhanh hơn
  • Nhạy cảm hơn
  • Mỏng hơn
  • Chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ
  • Dễ mắc bệnh hơn

Bên cạnh đó, lớp biểu bì của da bé vẫn còn đang phát triển và sẽ hoàn thiện cho đến khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Da bé cũng có ít chất béo và độ pH hơn so với da người lớn, đây là nguyên nhân khiến cho làn da của bé cực kỳ mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc cẩn thận để làn da mỏng manh của bé yêu luôn khỏe mạnh và mịn màng.

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị tróc (Nguồn ảnh: unsplash)

Khi nào hiện tượng da trẻ sơ sinh bị tróc là bình thường?

Sau khi sinh từ 1-3 tuần, khi lớp bảo vệ này không còn, da bé bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì thế sẽ dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị tróc. Việc bong tróc ở từng trẻ sẽ diễn ra khác nhau, tuỳ thuộc vào việc bé sinh non, đúng ngày hay hơi muộn.

Nếu bé nhà bạn khi sinh lớp sáp trắng này càng nhiều thì hiện tượng da trẻ sơ sinh bị tróc càng ít. Một điều thú vị là trẻ sinh non có nhiều lớp sáp trắng này hơn. Do đó, nếu bé sinh đúng hay sau 40 tuần thì da bị bong tróc sẽ nhiều hơn.

Hiện tượng tróc da ở trẻ sơ sinh là tự nhiên không có gì đáng lo ngại này sẽ tự biến mất và không cần chăm sóc đặc biệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các nguyên do khác khiến da trẻ sơ sinh bị tróc

Mặc dù hiện tượng bong tróc là bình thường, nhưng có vài trường hợp đây là dấu hiệu bé đang mắc một bệnh lý nào đó.

Bệnh chàm sữa

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết “Chàm sữa là triệu chứng thường gặp ở các trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này có thể do cơ địa hoặc do các chất gây dị ứng như lông thú cưng, bụi bẩn, thực phẩm… Bên cạnh đó, việc da của trẻ tiếp xúc với chất tẩy rửa trên quần áo hoặc dầu gội, sữa tắm không phù hợp sẽ làm tình trạng này thêm nghiêm trọng”.

Biểu hiện chung của bệnh gồm triệu chứng cơ bản là khô da, có vảy. đỏ da và ngứa. Những đám nổi mẩn đỏ, khô da thường xuất hiện trên má, da đầu, khuỷu tay, khuỷu chân, ngực và lưng… Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị khắp người. Trên nền da đỏ có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ, chảy dịch vàng. Bệnh sẽ thường tự hết sau 2-4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tái phát hoặc kéo dài cho đến khi bé lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng các loại sữa tắm lành tính cho bé (Nguồn ảnh: unsplash)

Bệnh vảy cá

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị tróc có thể là bé nhà bạn đã bị bệnh vảy cá. Tình trạng bệnh sẽ khiến da bé nổi vảy, ngứa và bong tróc. Thường bệnh này có thể xuất phát từ việc di truyền từ lịch sử bệnh của gia đình.

Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng (lấy mẫu máu hoặc da) và dựa vào thông tin bệnh sử của gia đình ba mẹ. Hiện vẫn chưa có thuốc trị bệnh vảy cá nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm tình trạng da khô và cải thiện tình trạng bé sơ sinh bị lột da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hội chứng bong tróc da do tụ cầu

Một bệnh lý khá nặng nếu da trẻ sơ sinh bị tróc là hội chứng bong tróc da do tụ cầu, hay còn gọi là 4S. Ngoài bong tróc, da bé sẽ kèm theo dấu hiệu bị đỏ, phỏng nước, bong vảy da lan tỏa. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nặng đối với trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân bệnh này là do bé bị lây vi khuẩn từ mẹ hay người xung quanh khi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Hiện tỷ lệ tử vong bệnh không cao, nhưng việc phát hiện sớm và chữa trị sẽ giúp bé yêu không khó chịu và mẹ sẽ không bị xót con.

Phương pháp giúp cải thiện làn da trẻ sơ sinh bị tróc

Dưới đây là một vài cách đơn giản để bảo vệ làn da bé yêu và giảm tình trạng da trẻ sơ sinh bị tróc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chỉ nên tắm bé trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Vì tắm lâu có thể loại bỏ dầu tự nhiên khỏi làn da trẻ sơ sinh của bạn.
  • Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, và chỉ sử dụng chất tẩy rửa không mùi, không xà phòng. Nói chung là các sản phẩm lành tính dành cho trẻ sơ sinh.
  • Thoa kem dưỡng ẩm khi da bé bị khô và nên thoa ngay sau khi tắm giúp giữ ẩm. Việc làm này có thể làm giảm khô và giữ cho da bé mềm mại. Trong khi thoa, mẹ có thể kết hợp vài động tác massage cho bé.
  • Giữ cho trẻ sơ sinh luôn uống đầy đủ nước
  • Bảo vệ và giữ ấm cho bé khỏi không khí lạnh
  • Thay vì giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng bột giặt thông thường, hãy chọn loại dành riêng cho da nhạy cảm của bé
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sướng nếu không khí trong nhà quá khô. Máy tạo độ ẩm giúp giảm bớt bệnh chàm và khô da.
Thoa kem dưỡng ẩm khi da bé bị khô (Nguồn ảnh: unsplash)

Không có cách nào hoàn toàn để ngăn ngừa da trẻ sơ sinh bị tróc sau khi sinh. Hầu hết hiện tượng này là bình thường và hoàn toàn không nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cũng nên để ý đến những hiện tượng khác để kịp đưa bé đi khám nếu đó là biểu hiện của một bệnh lý bất thường.

Bài viết của

mInH.tHu