Da trẻ sơ sinh bị sần: Điều trị nhanh cho con mẹ ơi!

Da trẻ sơ sinh bị sần là hiện tượng thường thấy nhưng mẹ không được chủ quan. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và theo dõi bệnh tình của con. Nếu trường hợp, da bé sần sùi quá lâu hay tình trạng ngày càng nặng thì mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây trong quá trình chữa trị để bé mau khỏi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Da trẻ sơ sinh bị sần rồi mẩn đỏ và gây ngứa ở 2 má, chân tay, lưng hay toàn thân. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Mẹ hãy thật bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Vì sao da bé sơ sinh bị sần sùi? Có cách nào trị dứt điểm cho bé hay không?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Tình trạng da bé sơ sinh bị khô và sần sùi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất do bệnh lý viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa thường biểu hiện tình trạng da sưng đỏ, khô, sần, phù nề, bong tróc khiến trẻ đau rát và ngứa ngáy. Tình trạng này nếu được khắc phục sớm sẻ không có gì đáng lo ngại vì phần lớn đều là tổn thương ngoài da và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm da cơ địa bội nhiễm, hoại tử da, v.v… có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tình trạng da trẻ sần sùi như da thiếu độ ẩm, bệnh vảy nến, v.v...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để khắc phục tình trạng da khô sần sùi của trẻ, mẹ cần cung cấp đủ nước nhằm duy trì độ ẩm cho da của trẻ, có thể sử dụng một số loại sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ nhỏ. Mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin,... nhằm tăng sức đề kháng cho da của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô da của bé không cải thiện hoặc diễn tiến nặng hơn, các mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân khác gây nên tình trạng này của trẻ.

Da trẻ sơ sinh sần sùi, mẩn ngứa khiến mẹ vô cùng lo lắng

Nguyên nhân chính khiến da trẻ sơ sinh bị sần sùi, mẩn ngứa

Theo các chuyên gia da liễu, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da trẻ sơ sinh bị sần sùi. Và dưới đây chỉ liệt kê một số nguyên nhân chính thường thấy trong thực tế:

Hội chứng da trẻ sơ sinh bị sần ở lưng, cổ và rốn

Hội chứng này sẽ gây cho bé cảm giác ngứa ngáy khó chịu và thậm chí là đau rát. Không may da nổi sần ở lưng thì sẽ làm bé đau khi nằm. Nguyên nhân là do vệ sinh cho bé chưa thật sạch sẽ hoặc mẹ quấn tã quá chặt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Miệng em bé nổi sần đỏ

Miệng em bé sơ sinh cũng có thể nổi sần đỏ do sau khi bú xong, mẹ lau chùi sữa chưa sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển. Mẩn  đỏ ở miệng làm bé cảm thấy ngứa ngáy, quấy khóc và biếng ăn.

Do đó, mẹ cần thường xuyên vệ sinh miệng bé sạch sẽ, nhất là sau khi bú. Mẹ nên rửa miệng cho bé bằng nước muối pha loãng. Nếu tình trạng không đỡ thì mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ.

Miệng bé sơ sinh nổi sần đỏ có thể do mẹ vệ sinh chưa kỹ

Da trẻ sần sùi có thể do bệnh chàm

Bệnh chàm là một loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chàm có thể do trẻ dị ứng sữa hay còn gọi là chàm sữa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm chính là các mụn đầu trắng như sữa mọc ở mặt, cổ hay bụng. Bé sẽ cảm thấy rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông thường, bé bị chàm nhẹ thì sau 2-3 tuần là tự khỏi. Trường hợp, da trẻ sơ sinh bị sần do chàm mà kéo dài đến cả tháng và có xu hướng lan rộng thì phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Da trẻ bị sần hạt kê

Tình trạng da hạt kê hay gặp ở bé từ 3 tuần tuổi trở lên. Dấu hiệu mẹ nhận biết là mụn xuất hiện trên mặt và trán. Nhưng loại mụn này không gây khó chịu hay làm ảnh hướng tới em bé nhiều.

Mẹ đừng nóng vội sử dụng các loại mỹ phẩm hay thuốc bôi ngoài da cho bé. Điều đó, có thể làm tình trạng da bị sần trầm trọng hơn mà thôi.

Mẹ hãy cứ theo dõi tình trạng da hạt kê của con nếu sau 3 tháng không khỏi thì đưa bé đến gặp bác sĩ.

Bé bị da hạt kê sau 3 tháng không khỏi thì mẹ nên đưa đến gặp bác sĩ

Cách chữa trị da trẻ bị sần sùi hiệu quả mà an toàn

Da trẻ sơ sinh bị sần là hiện tượng thường thấy nhưng mẹ không được chủ quan. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và theo dõi bệnh tình của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trường hợp, da bé sần sùi quá lâu hay tình trạng ngày càng nặng thì mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây trong quá trình chữa trị để bé mau khỏi.

Cách chữa trị da bị sần tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ

Một số chú ý mẹ cần ghi nhớ trong quá trình chữa trị da trẻ bị sần

  • Mẹ không nên tự mua thuốc bôi lên da mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé và hạn chế tối đa việc sử dụng phấn rôm hay sữa tắm. Mẹ chỉ nên tắm cho con bằng nước ấm kết hợp với lá thảo dược lành tính.
  • Cho bé dùng tã nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thường xuyên thay.
  • Thường xuyên giặt chăn ga gối đệm cho bé và dùng chất liệu cotton thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.
  • Mẹ cũng cần đảm bảo những bộ phận gáy, lưng và rốn của bé luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Việc chữa trị da trẻ sơ sinh bị sần mẹ không được nóng vội mà cần phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân. Hy vọng với một số thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ phần nào bớt lo lắng và chăm sóc thật tốt cho con mau khỏi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen