Cúng Thần Tài cuối năm là một trong những việc quan trọng cần làm, nhất là với những hộ kinh doanh. Nên cúng như thế nào để cuối năm may mắn, thịnh vượng?
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”
Thần Tài là ai?
Trong tín ngưỡng của các nước phương Đông, Thần Tài là vị thần mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình. Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái là những tên khác của ông được dân gian biết đến.
Thần Tài trong các bức vẽ là một người có khuôn mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Ông thường được họa trên một chiếc đĩa kim loại và đặt lên bàn thờ để cúng.
Bàn thờ Thần Tài (thường đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ.
Trên bàn thờ Thần Tài phải có có hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.
Tại sao cần phải cúng Thần Tài?
Vì mang đến nhiều điều tốt đẹp, thịnh vượng, Thần Tài được tất cả người dân chú trọng việc cúng, nhất là giới kinh doanh. Cúng Thần Tài đúng cách, thành tâm sẽ được phát lộc, mua may bán đắt.
Dân gian chọn ngày mùng 10 mỗi tháng là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị mâm cỗ và lễ vật chu đáo để cúng. Ngày mùng 10 tháng Giêng là lễ cúng lớn nhất vì nó mở đầu cho một năm mới. Lễ cúng Thần Tài đầu năm như một lời nguyện ước mong chờ sự khởi đầu may mắn cho cả năm phát lộc.
Bên cạnh đó, cúng Thần Tài cuối năm hoặc mỗi ngày như một lời cảm ơn đến Thần Tài đã phù trợ cho cuộc sống bình an, thịnh vượng suốt năm qua.
Nghi thức cúng thần Tài cuối năm đúng cách
Chuẩn bị đồ lễ cúng
Đồ lễ cúng Thần Tài cần đơn giản. Lễ vừa phải, không phung phí sẽ được Thần Tài chú ý nhiều hơn. Cụ thể gồm:
- 1 bình hoa: nên dùng hoa tươi, có nụ, có hương thơm.
- 3 quả trứng, một đĩa tôm, một miếng thịt mồi. Có nơi sẽ cúng 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay. Dân gian cho rằng heo quay là món ưa thích của Thần Tài.
- 1 bộ giấy tiền vàng mã: Ở nhiều nơi, người dân còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài.
- Chum rượu, chum nước: Nước dùng để cúng không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
- 1 đĩa ngũ quả: không dùng quả nhựa, nên chọn quả tươi ngon. Tương truyền rằng Thần Tài rất thích chuối chín vàng. Do đó, người ta thường cúng táo, lê, chuối, cam, quýt, …
Cúng Thần Tài cuối năm ở nơi nào thì hợp lý?
Bên cạnh lễ vật, việc chọn vị trí cúng cũng rất quan trọng. Người kinh doanh nên cúng ở địa điểm kinh doanh, lễ ở nhà riêng không nên đặt mâm cúng ngoài cửa hay ở sân. Nơi cúng cần được dọn dẹp sạch sẽ.
Trước khi tiến hành nghi thức cúng Thần Tài cuối năm, gia chủ phải ăn mặc lịch sự, trang nghiêm, rửa tay sạch sẽ, lòng đầy thành kính, không chút tà niệm. Sự thành tâm và nghiêm túc trong việc thờ cúng Thần Tài được thể hiện qua những chi tiết này.
Bài văn khấn cúng Thần Tài
Dưới đây là bài văn khấn Thần Tài năm 2018 (trích theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
-Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Một số lưu ý khi cúng Thần Tài cuối năm
- Tuyệt đối không để các con vật nuôi trong nhà kinh động bàn thờ Thần Tài. Để chúng quậy phá, làm ô uế bàn thờ, gia chủ sẽ đắc tội lớn.
- Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước.
- Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác. Gia chủ có thể dùng nước lá bưởi, hay rượu pha nước để lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch.
- Sau khi cúng xong, gia chủ nên cất gạo, muối lại dùng cho có lộc. Nếu để vãi ra ngoài, gia chủ sẽ bị mất lộc. Tương tự, bộ tam sên hay bánh trái cúng nên chia cho người trong nhà dùng, không cho người ngoài để tránh mất lộc.
- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
Người Việt Nam rất coi trọng việc cúng kiến. Vì thế nên ông bà xưa hay dạy con cháu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chúc bạn cúng Thần Tài cuối năm đúng cách để gia đình bình an, thịnh vượng nhé!
Xem thêm:
- Cúng đầy tháng cho bé như thế nào để cả đời may mắn bình an
- 12 con giáp nói gì về vận mệnh của bạn? Con giáp nào năm nay gặp may mắn phát tài?
- Dọn nhà cuối năm theo phong thủy để phát tài phát lộc, cả năm may mắn