Làm gì khi con nói chuyện quá nhiều?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con tôi nói chuyện nhiều quá, tôi có thể làm gì? Điều đầu tiên cần biết là bé không làm điều này có chủ ý. Cha mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Nói quá nhiều có thể theo nhiều hình thức khác nhau. Trẻ em có thể nói chuyện tại một thời điểm không thích hợp, hay nói chuyện liên tục, hay nói chuyện với nhiều người hoặc độc quyền cuộc trò chuyện. Bé cũng có thể làm phiền người khác bằng cách nói quá nhiều hay nói chê bai người khác.

Điều đầu tiên cần biết là bé không làm điều này có chủ ý. Bé thậm chí còn không thể nhận ra việc nói chuyện đang xảy ra. Đó là bởi vì hành động của bé rất có thể là kết quả của các triệu chứng ADHD, rối loạn tâm lý, thiếu tự chủ, mất tập trung ....

Con tôi nói chuyện nhiều

Việc thiếu tự chủ

Việc thiếu tự chủ có thể khiến bé khó có thể dừng lại và suy nghĩ trước khi nói, ví dụ: (Bé có thể tràn ra mọi từ khác nhau, không liên quan nhau cùng một lúc.). Bé không thể tập trung để tạm dừng lại và lắng nghe người khác. Và bé có thể lo lắng mình sẽ quên những gì muốn nói nếu bé không nói ngay lập tức.

Dù thế nào, cha mẹ luôn muốn con có thể kiểm soát nhiều hơn đối với việc nói chuyện của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là một số cách bạn có thể giúp bé kiểm soát việc tự chủ của mình

Thực hành nói chuyện với bé

Giải thích cho bé rằng phần quan trọng nhất của việc nói chuyện với người khác là lắng nghe. Sau đó, có các cuộc trò chuyện thực hành để xây dựng kỹ năng này. Giúp bé tập trung vào việc lắng nghe bằng cách hỏi bé những câu hỏi về những gì đang được nói.

Yêu cầu bé âm thầm lặp lại những gì bé nghe

Điều này có thể giúp giữ cho bé tập trung vào những gì người khác đang nói. Nó cũng có thể giúp bé thay đổi sự tập trung khỏi những suy nghĩ trong đầu bé muốn tràn ra ngoài.

Khuyến khích bé viết hay vẽ xuống

Có những bé luôn bị than phiền nói chuyện quá nhiều trong lớp. Nếu con của bạn có vấn đề đó, hãy tập cho bé thay vì nói, hãy viết xuống những ý kiến hay vẽ ra. Có ghi chú có thể giúp giữ cho bé tập trung hơn.

Dạy bé "dừng lại, nhìn và lắng nghe"

Con tôi nói chuyện nhiều

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ cho bé cách dừng lại vài phút một lần và tìm cách xem đối tác trò chuyện của béphản ứng như thế nào. Tập cho bé cách nhìn phản ứng của người khác. Xem người nghe có tỏ thái độ khó chịu hay làm phiền không.

Phát triển một "mã bí mật"

Các tín hiệu bí mật có thể là một cách hay để cho bé biết mình đang đi ra ngoài chủ đề. Ví dụ, gõ cằm  có thể là một cách tinh tế để cho con bạn biết là con đang nói quá nhiều, lạc chủ đề, hay làm phiền người khác.

Giúp bé xác nhận vấn đề

Thực hành nói theo chủ đề, để tránh con nói lan man và quá nhiều. Luôn vào ý chính trước, xác định vấn đề chính là gì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiên nhẫn

Con tôi nói chuyện nhiều

Phải mất thời gian, công sức và rất nhiều thực hành để trẻ em có thói quen sử dụng các loại chiến lược này.

Khen ngợi bé

Khen ngợi bé khi bé có một cuộc trò chuyện diễn ra trôi chảy, nói ngắn gọn, không làm phiền người khác, không tranh nói. Bạn càng cụ thể hơn với lời khen ngợi của mình, càng có nhiều khả năng bé sẽ lặp lại những hành vi tích cực đó.

Biên soạn the Asian parents Vietnam

Bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis