Không kiêng nước khi con bị thủy đậu - Mẹ hối hận nhìn da con tổn thương nặng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con bị thủy đậu và nhập viện làm ba mẹ lúng túng lẫn lo lắng. Những nốt rạ trên khắp mặt mày thân thể của bé không xẹp xuống mà còn có chiều hướng lan tỏa hơn. Mẹ cháu bé vỡ òa trong hối hận khi chị đã trót tắm và không ngừng lau người cho con để hạ nhiệt.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu không đáng sợ như các mẹ tưởng tượng đâu! Đây là căn bệnh do virut Varicella Zoster gây ra, và thường hay thấy vào những thời điểm giao mùa như xuân sang hạ hay khi thời tiết nồm, độ ẩm cao...

Theo các cụ chiêm nghiệm lại, đứa trẻ nào cũng ít nhất một lần trong đời bị thủy đậu, cho dù là có tiêm vacxin hay kiêng tránh... Tuy nhiên, thủy đậu nếu biết chăm sóc điều trị đúng cách sẽ nhanh khỏi và không xuất hiện trở lại.

Thường sẽ mất khoảng 1-2 ngày đầu bị sốt và mệt mỏi, tay chân bắt đầu lấm tấm mụn nước. (Đây là lúc nhiều cha mẹ chủ quan và luống cuống trong cách xử lý và kiêng tránh cho con, dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn). Sau đó, mụn sẽ mẩn toàn thân và sưng đỏ bọng nước trong 2-3 ngày sau. Cho đến ngày thứ 6 hoặc hết tuần, thủy đậu sẽ dần bay nếu có thuốc kiềm và ngăn phát tán. Sau đó, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, không cần kiêng tránh. Các vẩy mụn sẽ từ từ khô đi và bong vẩy.

Không kiêng nước khi con bị thủy đậu - Mẹ hối hận nhìn da con tổn thương nặng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con bị thủy đậu - mẹ không chăm sóc khéo sẽ để lại nhiều sẹo lõm - lỗ rỗ hoặc tái phát khi giao mùa!

Thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc, chủ quan nghĩ là ốm sốt bình thường, rất có thể sẽ làm bệnh sẽ ủ lâu, gây mẩn mụn toàn thân. Thậm chí nếu người bệnh tiếp xúc với gió trời, gió quạt hoặc liên tục tiếp xúc nước sinh hoạt sẽ làm mụn đâm sâu xuống da, có nguy cơ để lại sẹo hoặc rỗ da sau này.

Con đường lây lan của thủy đậu là gì? Có cách nào phòng tránh hay không?

Thuỷ đậu do virus gây ra và thường lây chủ yếu qua đường hô hấp như nói chuyện, ăn uống, hắt hơi, chảy nước mũi,..). Ngoài ra, bệnh này có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, vùng da bị tổn thương hoặc vết lở loét của người mắc bệnh. Vì thế bé nhà bạn có thể bị nhiễm từ bạn bè trong khu vực sinh sống hay tại trường mẫu giáo con học.

Để tránh cho trẻ (qua mùa đậu mùa/ thủy đậu), nên bịt khẩu trang cho con khi ra ngoài, rửa tay chân kỹ càng.  Tránh thơm hôn trẻ! Cách li với các bạn đang bị thủy đậu hoặc vừa mới bị xong. Luôn để nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, chú ý tới quần áo con mặc và vệ sinh dụng cụ đồ ăn, đồ chơi của con.

Hãy suy nghĩ trước khi hôn trẻ: một người mẹ đã cầu khẩn sau khi con bị nhiễm virút herpes

Nên ăn gì - kiêng gì trong và sau khi bị thủy đậu?

Theo dân gian, nên tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió cho trong thời gian ủ bệnh. Do thủy đậu là virut bên trong nhưng cũng lan theo đường mạch máu và khối tế bào và mụn nước. Những mụn nước sưng lên nếu bị vỡ ra sẽ càng làm mảng da bị tổn thương và nổi mụn nước hơn. Gió cũng là yếu tố làm bệnh phát tán và có nguy cơ trầm trọng hơn. Nên tránh ra ngoài trời hoặc nên quàng khăn che cổ, mặt, bàn chân bàn tay khi ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi hết bệnh, có thể trở về nếp sống bình thường.

Về ăn uống, nếu bệnh nhân là trẻ em, hay quấy, khó chịu do những mun ngứa hay sưng họng, mẹ nên cho con ăn nhẹ như cháo, sữa, và các hạt ngũ cốc xay nhuyễn giúp con hồi phục sức khỏe nhanh và dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

Đọc thêm: Mẹ nên cho con ăn gì khi con ốm?

Không nên cho con ăn rau muống

Sau khi bay hết mụn nước, sẹo còn lại trên da sẽ có khả năng trở thành sẹo lồi nếu mẹ cho con ăn rau muống. Một số trẻ có thể có làn da nhạy cảm, nếu da quá mỏng hoặc yếu sắc tố hồng cầu, các vết sẹo có thể bị trắng hoặc lang màu nếu ăn trứng ( tất cả các loại trứng).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, còn nên tránh cho con ăn đồ nóng, khó tiêu, như các hoa quả nhiệt đới, xôi nếp, làm nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ cao hơn bình thường.

Mẹo chăm sóc da khi con bị thủy đậu

Tuyệt đối không cậy sẹo mụn hay động chạm tới miệng vết thương hở. Táy máy da dẻ có thể gây nhiễm trùng thậm chí làm vết sẹo hoắm sâu và lâu khỏi hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bị bệnh, mẹ có thể bôi thuốc Xanh Ê-ti-len cho con lên miệng vết thương. Cố gắng không để bé chạm tay hay cho vào miệng. Đây là hóa chất có thể gây độc hại và khó chịu cho bé.

Mẹ nên thoa hay chấm cho con bằng bông ngoáy tai, chấm nhẹ khi con đang ngủ và cố gắng để cơ thể bé khô ráo, bớt vã mồ hôi, nhằm ngăn những mụn nước phát ban và lây lan diện rộng.

Cho tới những ngày cuối của chuỗi ngày bị thủy đậu, mẹ có thể quan sát thấy mụn nhẹ hơn, xẹp đi nhiều, hoặc bớt đỏ và sưng, lúc này mẹ có thể pha nước ấm với rau chân vịt. Cho bé vào phòng kín, vắt vò lá cho nước lá đủ độ đậm, lấy vải xô vò và vắt kiệt nước rồi từ từ lau nhẹ cho con. Cần chấm chấm nhẹ nhàng để da con thấm đủ, tuyệt đối không miết mạnh hay làm vỡ mủ, dễ làm bệnh ủ thêm thời gian.

Những ca thủy đậu hiện nay ngày càng hiếm, nhờ sự phát triển của y học cũng như hiệu quả của vac-xin phòng bệnh. Tuy nhiên mẹ có con nhỏ cũng không nên lơ là chủ quan, để phải hối hận như bà mẹ đưa con vào viện khi mặt con đã bung lở và tràn mụn nước toàn thân!

Bài viết tổng hợp từ thông tin khuyến cáo của các bác sỹ nhi Viện Nhi Thụy Điển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Tất tần tật những gì mẹ cần biết về Vacxin 5 trong 1 cho trẻ

12 căn bệnh phổ biến của trẻ sơ sinh khiến mẹ bỉm sữa đứng ngồi không yên

12 căn bệnh phổ biến của trẻ sơ sinh khiến mẹ bỉm sữa đứng ngồi không yên

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh