Có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai có vấn đề đáng lo ngại?

Túi noãn hoàng hay còn gọi là túi Yolksac là một cấu trúc hình tròn gắn với phôi nên được xem là một thành phần của phôi. Có thể hiểu có yolksac là có phôi thai.

Có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai có sao không? Đây là dấu hiệu cho phép bác sĩ đánh giá tương đối chính xác rằng thai nhi đã vào đến tử cung của mẹ thành công và loại trừ được các trường hợp thai ngoài tử cung, ngoài dạ con. Việc có noãn hoàng cũng thể hiện khả năng phát triển phôi thai bình thường.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Túi noãn hoàng là gì?
  • Vai trò của túi noãn hoàng
  • Nhận biết dấu hiệu noãn hoàng bất thường
  • Có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai có phải vấn đề đáng lo ngại? Có túi noãn hoàng thì bao lâu có phôi thai?
  • Khi nào siêu âm thai lần đầu?

Túi noãn hoàng là gì?

Túi noãn hoàng hay còn gọi là túi Yolksac là một cấu trúc hình tròn gắn với phôi nên được xem là một thành phần của phôi. Có thể hiểu có yolksac là có phôi thai.

Túi noãn hoàng xuất hiện khi nào? Noãn hoàng hình thành khi hợp tử cấy vào tử cung sau 5 tuần tuổi. Đây là cấu trúc hoàn chỉnh đầu tiên của em bé và sự xuất hiện của Yolksac là để chuẩn bị cho quá trình hình thành nhau thai sau này. Kích thước của túi noãn hoàng tương đối nhỏ, chỉ khoảng như hạt vừng và là cấu trúc đầu tiên của phôi thai được nhìn thấy thông qua phương pháp siêu âm.

Có thể bạn chưa biết:

Vai trò của túi noãn hoàng

Yolksac chứa rất nhiều protein để hình thành những tế bào cơ bản nên đây là một bộ phận rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai giai đoạn đầu. Chính vì vậy, túi noãn hoàng cũng cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong khoảng 3-4 tuần đầu tiên của thai kỳ khi mà phôi chưa được hình thành và chưa có nhau thai.

Hiểu một cách khác, nếu không có túi noãn hoàng, phôi thai có thể ngừng phát triển vì sẽ không có bộ phận nào đảm nhiệm chức năng chuyển hóa, nội tiết, miễn dịch và đông máu cần thiết cho sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn sớm.

Mặc dù có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giúp truyền dinh dưỡng để thai nhi phát triển một cách tốt nhất nhưng khi thai phát triển và lớn lên, chức năng nuôi dưỡng thai nhi là do nhau thai đảm nhiệm. Chính vì vậy Yolksac chỉ tồn tại trong thời gian đầu, tham gia vào việc tạo huyết và phát triển mạch. Khi tuần hoàn nhau thai hoàn chỉnh, lượng máu qua túi noãn hoàn sẽ giảm dần, tự động biến thành cuống noãn hoàng và biến mất để nhau thai thay thế và đảm đương nhiệm vụ của mình.

Nhận biết dấu hiệu noãn hoàng bất thường

Thông thường, khi mang thai, dựa vào kích thước của túi noãn hoàng qua siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán phần nào bất thường trong quá trình mang thai.

  • Kích thước của noãn hoàng chỉ khoảng 5 – 6 mm trong khoảng thời gian từ 5 - 10 tuần đầu của thai kỳ. Đây được xem là chỉ số an toàn, không có gì đáng nguy hiểm.
  • Nếu túi noãn hoàng dày hơn mức thông thường thì khả năng phát triển thành phôi là 93%. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ lưu ý với thai phụ để phân biệt 2 khái niệm khác nhau giữa noãn hoàng dày và noãn hoàng to.
  • Yolksac nếu có kích thước to hơn 5 – 6mm thì thai phụ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp những biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt là sảy thai.

Kích thước của túi noãn hoàng có thể được đo bằng siêu âm. Các bác sĩ thường sẽ phát hiện được những bất thường tại túi noãn trong lần siêu âm thứ 2, được tiến hành vào tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ. Dựa vào kích thước noãn hoàng, các bác sĩ sẽ xác định được mức độ nguy hiểm và đưa ra phương án xử lý thích hợp.

Có thể bạn chưa biết:

Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có đáng lo ngại không?

Có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai có phải vấn đề đáng lo ngại?

Ở những tuần đầu của thai kỳ, khi tiến hành thăm khám, siêu âm, rất nhiều chị em nhận chung kết quả là có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai. Điều này thường sẽ khiến mẹ lo lắng nhưng thực chất đây là dấu hiệu vui mừng, cho phép bác sĩ đánh giá tương đối chính xác rằng thai nhi đã vào đến tử cung của mẹ thành công và loại trừ được các trường hợp thai ngoài tử cung, ngoài dạ con. Việc có noãn hoàng cũng thể hiện khả năng phát triển phôi thai bình thường.

Giải thích cho việc tại sao có mẹ siêu âm thấy cả noãn hoàng và túi thai, có mẹ thì chỉ có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai là bởi điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu cũng như quá trình phát triển của thai nhi.

Thông thường, thời điểm có noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai sẽ tương đương với tuổi thai khoảng 5 - 6 tuần. Một tuần sau đó, phôi sẽ xuất hiện và lúc thai 6,5 tuần sẽ thấy phôi thai với chiều dài đầu mông khoảng 5mm và có hoạt động tim thai.

Vì vậy, nếu thời điểm siêu âm của mẹ là trước 5 tuần thì việc nhìn thấy có noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai là hoàn toàn bình thường. Nếu noãn hoàng đã có bờ rõ nét thì lúc này phôi thai có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị hình thành hoặc đã hình thành nhưng còn quá nhỏ nên siêu âm chưa nhìn thấy được. Phôi thai cần có kích thước trên 2mm mới cho phép hiển thị trên hình ảnh siêu âm.

Khi nào siêu âm thai lần đầu?

Nếu có thai thì khi siêu âm trong 3 tuần đầu tiên mang thai sẽ không cho được một kết quả cụ thể nào cả.Khi đã xác định có thai, chị em nên đi siêu âm thai định kỳ theo lịch siêu âm thai mà bác sĩ đưa ra gồm 3 lần siêu âm thai trong suốt quá trình mang thai, nhằm khảo sát những yếu tố quan trọng như đo độ mờ da gáy, tìm và phát hiện những bệnh lý, kiểm tra tim thai, trọng lượng thai, chỉ số về nước ối...

Một số dấu hiệu cho thấy người mẹ có thể tiến hành siêu âm thai đó là:

  • Ra máu báo thai: có thể màu hồng, đỏ hay nâu, lượng máu thường ít hơn lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt, thường rớt ở quần trong.
  • Xuất hiện cảm giác đau, có thể đau nhẹ hoặc đau dữ dội.
  • Xuất huyết trong vòng dưới 3 ngày.
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau vùng ngực, đầu ti, cảm thấy căng tức.
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ốm nghén, buồn nôn hằng ngày
  • Tâm trạng thay đổi
  • Táo bón, đầy hơi, đánh rắm...
  • Tiểu tiện nhiều lần hơn

Kinh nghiệm đi siêu âm lần đầu cho chị em lần đầu làm mẹ

Để lần siêu âm đầu tiên suôn sẻ và có kết quả chính xác nhất, BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những lưu ý cho chị em:

  • Chọn nơi siêu âm uy tín, được cấp phép hoạt động, có quy trình siêu âm an toàn và đúng theo quy định sẽ giúp kết quả chính xác.
  • Tìm đến bác sĩ siêu âm có chuyên môn cao
  • Uống nhiều nước lọc trước khi siêu âm 1 tiếng, bàng quang chứa nhiều nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ quan sát bào thai dễ dàng hơn, biết chính xác bạn có thai hay không.
  • Viết sẵn các thắc mắc vào giấy hoặc ghi chú vào điện thoại để nhờ bác sĩ giải đáp, giúp bạn có thêm kiến thức cho thai kỳ khỏe mạnh.

Lời kết

Như mẹ thấy đó, hành trình mang thai và sinh con để về đích an toàn thật không hề dễ dàng. Ngay từ những tuần đầu mang thai chị em đã có khá nhiều băn khoăn về những vấn đề liên quan đến noãn hoàng hay phôi thai.

Thời điểm mẹ đang có túi noãn hoàng nhưng chưa có phôi thai là giai đoạn khá nhạy cảm. Vì vậy mẹ nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để loại trừ các bất thường trong thai kỳ và yên tâm hơn rằng con yêu vẫn đang gắn kết cùng mẹ.

Nguồn thông tin: Trễ kinh mà siêu âm không thấy thai là bệnh gì có nguy hiểm không - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi