Cách xử lý khiổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng

Với chị em mang thai con rạ, cổ tử cung mở sẵn 1-2 cm ở cuối thai kì là chuyện bình thường. Trong trường hợp này thì cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng hay cơn gò là do chưa đến thời kì sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng vì đang ở giai đoạn chuyển dạ sớm, mẹ bầu có thể không cần quá lo lắng. Nếu cổ tử cung đã mở lớn hơn mà vẫn không đau bụng thì lúc này thai phụ phải báo bác sĩ để được theo dõi và xử lí kịp thời.

  • Cổ tử cung mở thế nào trong quá trình chuyển dạ?
  • Cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng có phải là hiện tượng bình thường?
  • Cách kiểm tra độ giãn nở của tử cung

Cổ tử cung mở thế nào trong quá trình chuyển dạ? Tử cung mở 2cm bao lâu thì sinh?

Dấu hiệu cổ tử cung mở ban đầu chỉ khoảng 1 cm, và cứ sau 1 tiếng thì tử cung mở thêm 1cm.

– Giai đoạn cổ tử cung mở được 1 – 4 cm sẽ diễn ra song song với các cơn co thắt xuất hiện với tần suất 15 – 20 phút/lần. Đây là giai đoạn chuyển dạ sớm.

– Giai đoạn cổ tử cung mở được 4 – 7 cm thì mẹ đã chuyển sang giai đoạn chuyển dạ tích cực. Lúc này, những cơn gò chuyển dạ diễn ra dồn dập hơn và kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ sớm từ 5 – 10 phút.

– Dấu hiệu cổ tử cung mở từ 7 – 9 cm thì mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Em bé trong bụng đã di chuyển đến vị trí rất thấp, mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội và mẹ có thể rặn sinh được rồi.

– Tử cung mở được 10 cm cũng là lúc mẹ đã sẵn sàng để sinh em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình chuyển dạ sinh con sẽ bao gồm cổ tử cung mở rộng và các cơn gò đi kèm. Tuy nhiên, một vài thai phụ lại không cảm nhận được các cơn đau. Cụ thể là có trường hợp cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng.

Cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng có phải là hiện tượng bình thường?

Với 2cm thì nằm trong giai đoạn chuyển dạ sớm, vì thế cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng thì mẹ bầu có thể không cần quá lo lắng.

Nếu cổ tử cung đã mở lớn hơn mà vẫn không đau bụng thì lúc này thai phụ phải báo bác sĩ để được theo dõi và xử lí kịp thời. Đặc biệt là những thai phụ đã qua tuần thứ 40 thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một thai phụ đã có thắc mắc như sau: “Em mang thai nay được 39 tuần 3 ngày. Lúc 38 tuần 3 ngày em đi khám thai định kỳ thì cổ tử cung đã mở 2cm, xóa 80%, nhưng khi đo NST thì không có cơn gò nên được bác sĩ cho về nhà theo dõi thêm. Sau đó 2 ngày thì em thấy có ra dịch nhầy trắng, có khi to bằng đầu ngón tay. Tuy nhiên từ đó đến nay đã gần 1 tuần mà em không bị đau bụng, không ra huyết, cũng không có hiện tượng vỡ ối, thai vẫn máy bình thường”.

Ths. BS Phan Thanh Bình tại Khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ đã trả lời như sau: “Bạn phải nhập viện ngay vì thai bạn hiện đã trên 40 tuần rồi. Tại viện bác sĩ sẽ có phương pháp gây đau bụng và chuyển dạ sinh cho bạn. Không phải tất cả các trường hợp không đau bụng đều mổ đâu.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có sự khác biệt giữa sinh con đầu và con thứ không?

Mỗi thai phụ thì cơ địa sẽ khác nhau. Do đó độ mở của cổ tử cung cũng khác nhau với những trường hợp sinh lần đầu và sinh con tiếp theo.

Với chị em mang thai con rạ, cổ tử cung mở sẵn 1-2 cm ở cuối thai kì là chuyện bình thường. Trong trường hợp này thì cổ tử cung mở 2cm nhưng không đau bụng hay cơn gò là do chưa đến thời kì sinh.

Cách kiểm tra độ giãn nở của tử cung

Sẽ hơi khó khăn để tự kiểm tra độ mở của tử cung tại nhà khi không có kinh nghiệm y tế. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải kiểm tra thì thai phụ có thể thực hiện các bước sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rửa sạch tay hoàn toàn bằng xà phòng và nước trước khi lồng ngón tay vào âm đạo.
  • Xác định cửa vào âm đạo bằng đầu các ngón tay. Mu bàn tay sẽ đối diện với cột sống và lòng bàn tay hướng lên trên. Chỉ dùng ngón trỏ và ngón giữa để kiểm tra.
  • Nghiêng ngón tay về phía hậu môn để cảm nhận cổ tử cung dễ nhất. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc rất khó chịu thì rút ngón tay ra.
  • Sau khi lồng ngón tay vào âm đạo thì tiếp tục đẩy tay đến khi sờ thấy cổ tử cung.
  • Một ngón tay có thể trượt dễ dàng vào điểm giữa cổ tử cung nếu nó đang giãn nở thì độ giãn nở khoảng 1 cm. Tương tự, nếu có thể lồng năm ngón tay vào cổ tử cung thì độ giãn nở là 5 cm.
  • Tiếp tục lồng các ngón tay vào âm đạo một cách nhẹ nhàng và rút ra khi cảm thấy khó chịu và đếm xem bạn đã sử dụng bao nhiêu ngón tay.

Nếu cổ tử cung đã giãn nở hơn 3cm thì đã đến lúc mẹ bầu nên nhờ gia đình hộ tống vào bệnh viện để theo dõi và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Trên đây là một số giải đáp về việc cổ tử cung mở 2cm không đau bụng có sao không, hy vọng cung cấp thông tin cho mẹ nhé. Chúc mẹ vượt cạn suôn sẻ, mẹ tròn con vuông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu