Cưới xin là việc trọng đại cả đời. Có nhiều người chuẩn bị trước cả nửa năm trời để hoàn tất đám cuối. Nhưng có nên tổ chức đám cưới sau Tết hay không?
Mùa cưới thường kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 1 dương lịch. Tuy nhiên, vẫn có những thời điểm mà bắt buộc phải tổ chức cưới. Đó có thể là do nhiều vấn đề. Cưới chạy tang, cưới vì bác sĩ bảo cưới… Nhưng vì lý do nào đi nữa, đám cưới vẫn diễn ra. Quan trọng là bạn nghĩ thế nào về đám cưới thôi.
Có nên tổ chức đám cưới sau Tết?
Đám cưới là công việc trọng đại của cả đời người. Đa phần chỉ diễn ra duy nhất một lần. Cũng có thể có người nhiều hơn hai lần. Song, dù bao nhiêu lần thì mọi thứ đều phải chuẩn bị chu đáo và kỹ càng nhất.
Lại nói về ngày Tết. Sau Tết, người người, nhà nhà đều tất bật đi du xuân. Ngày Tết cũng khá bận rộn không chỉ dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa mà tiệc tùng cũng diễn ra nhiều. Nhưng đừng lo! Nếu bạn là người biết sắp xếp, cần bằng mọi thứ và biết cách chuẩn bị chu đáo thì có nên tổ chức đám cưới sau tết không sẽ không là vấn đề qua lớn. Tuy ngày tết bận rộn thật đấy. Nhưng nếu trước tết, bạn chuẩn bị mọi thứ tươm tất là được.
Hơn nữa, tổ chức đám cưới sẽ là thời điểm thuận lợi và ý nghĩa. Mới Tết xong, không khí ngày xuân vẫn tràn ngập. Mọi người vẫn còn vui vẻ và có nhiều thời gian để vui chơi. Vì vậy, đám cưới của bạn sẽ hạnh phúc và vui vẻ hơn khi có không khí tết.
Kinh nghiệm tổ chức đám cưới sau Tết
Có nên tổ chức đám cưới sau Tết không? Có! Và mừng là bạn đã đọc được bài viết này. Cách tốt nhất để tổ chức thành công là chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị thật chu đáo.
Đặt tiệc cưới
Đương nhiên, không ai đầu năm mới đi đặt tiệc cưới cả. Vì thời gian chuẩn bị của các nhà hàng cũng khá dài. Do vậy, kinh nghiệm là nên đặt tiệc trước khi Tết.
Nên dự trù các món ăn trong dịp Tết. Bỏ qua những món truyền thống nhé. Vì sao? Trong Tết, chắc hẳn mọi người đều đã ngán lắm rồi. Những gà luộc, xôi gấc là đừng cho ra mâm. Thay vào đó, hãy chọn những món ăn ngon hơn. Ví dụ như bò sốt tiêu đen chẳng hạn.
Dự trù số lượng khách tham gia
Thay vì đoán xem có bao nhiêu người tham gia, hai bạn có thể lấy một tờ giấy ra. Liệt kê hết những người mình muốn mời. Bạn bè, đồng nghiệp, người quen… Tiếp đó là người thân trong gia đình (Khả năng đi cao hơn).
Sau đó, lấy tổng số đấy nhân với 80% sẽ ra con số khá sát với thực tế. Hơn nữa, các nhà hàng lớn cũng cho bạn du di số lượng khách khoảng 10%. Do vậy, tỷ lệ phát sinh mâm hoặc thiếu mâm sẽ giảm đi trông thấy.
Ký hợp đồng rõ ràng
Thông thường, việc cưới hỏi thường tiêu tốn khá nhiều tiền. Do vậy, việc thảo những hợp đồng rõ ràng là vô cùng cần thiết. Trong thực đơn của nhà hàng gồm những món gì? Có VAT hay chưa VAT? Có MC hay không? Loa đài thế nào? Những điều kiện đi kèm là gì? Có phạt hợp đồng hay không…
Nếu muốn tổ chức đám cưới sau Tết, hãy làm rõ những điều khoản trong hợp đồng một cách minh bạch nhất. Kẻo ra Tết, cãi nhau lại mất vui.
Chụp ảnh cưới
Đây cũng là khâu rất quan trọng trong tổ chức đám cưới. Có nên tổ chức đám cưới sau Tết không? Có! Không vấn đề gì cả. Nhớ chụp ảnh cưới trước Tết nhé. Bởi thời gian chụp ảnh khá là dài. Nếu chỉ chụp trong Studio không thì cũng mất nửa ngày. Còn chụp ngoại cảnh phải ít nhất một ngày.
Ngoài ra, phải đảm bảo thời gian in ấn, rửa ảnh, phóng ảnh, đóng khung để mang ra phòng cưới nữa. Nhớ nhé!
Chuẩn bị tâm lý
Tâm lý cưới sau Tết nên thật là thoải mái. Đừng bó buộc cũng như trói bản thân vào bất cứ thứ gì cả. Cuộc sống nên được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một ví dụ đơn giản: Nếu có người không đến dự được đám cưới của bạn. Đó là một cô bạn rất thân, một anh chàng nối khố chẳng hạn. Thay vì nghĩ rằng nó bỏ rơi mình, hãy nghĩ đến có thể họ bận một thứ gì đó kinh khủng…
Đám cưới là dịp trọng đại. Do vậy, việc chuẩn bị tâm lý là rất quan trọng.
Làm quen trước với gia đình người yêu
Nhiều người rất ngại trong việc giao tiếp. Đặc biệt là với họ hàng của người yêu. Cô, dì, chú bác … những người lớn tuổi thường có cái nhìn khắt khe hơn về tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của cháu mình. Sẽ rất bình thường nếu bạn chọn một anh chàng hay một cô nàng đúng tiêu chuẩn: Có học thức, con nhà tử tế, công ăn việc làm ổn định, nhà cửa đàng hoàng…
Nhưng sẽ thế nào nếu người yêu bạn không được như vậy? Lông bông, nhà cũng không phải khá giả. Chưa kể đến trường hợp, người yêu đã qua một đời vợ, đời chồng?
Đó chính là điều bạn phải đối mặt. Hãy làm quen trước, dự định mọi tình huống phát sinh và chuẩn bị ứng phó.
Lời kết
Bỏ qua những định kiến cổ hủ đi. Việc bạn tổ chức đám cưới vào ngày nào là quyền của bạn, không phải của ai khác cả. Quan trọng là sau đó, hai bạn có sống hạnh phúc đến cuối đời không mà thôi. Mạnh mẽ lên nào!
Xem thêm:
Siêu mẫu Xuân Lan bí mật tổ chức đám cưới ở Đà Nẵng đầu năm 2019
9 cách nuôi dưỡng hôn nhân hạnh phúc, các cặp đôi mới cưới nên ghi nhớ
Xôn xao vì 4 đám cưới bị phá hoại và nguyên nhân khó ai tưởng tượng được