Đây là lý do bạn nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 khi tới lượt

Các chuyên gia trả lời rằng, những người có bệnh lý nền có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 miễn là họ không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc ngay lập tức với bất cứ thành phần nào loại vắc xin này. CDC khuyến cáo những người mắc bệnh lý nền nên tìm hiểu thêm những điều lưu ý dành cho trường hợp của mình hoặc nhận sự tư vấn từ các chuyên gia y khoa trước khi tiêm ngừa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nên tiêm vắc xin Covid? Tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 là điều rất nên làm trong thời điểm hiện tại với tình hình dịch bệnh phức tạp. Số liệu thống kê mới nhất ở Mỹ cho thấy phần lớn ca nhiễm và tử vong tại quốc gia này là những người chưa tiêm chủng. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn:

  • Có nên tiêm vắc xin Covid?
  • Giải đáp các lo ngại khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Có nên tiêm vắc xin Covid?

Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ vừa báo cáo số liệu mới nhất cho thấy 97% số ca phải nhập viện và 99,5% các ca tử vong do Covid-19 gần đây tại Mỹ là những người chưa từng tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cả 2 mũi. Đây chính là bằng chứng thuyết phục nhất cho tác dụng vắc xin hiện tại và là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người còn đang hoang mang “Có nên tiêm vắc xin Convid hay không”.

99,5% các ca tử vong do Covid-19 gần đây tại Mỹ là những người chưa từng tiêm chủng (Nguồn: VOV)

Với các trường hợp đã tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn mắc Covid-19, còn được gọi là các ca lây nhiễm đột phá, thực tế cho thấy chỉ một số ít trong những ca này vẫn mắc Covid-19, đặc biệt khả năng tử vong lại càng hiếm gặp. Cụ thể theo CDC, chưa đến 0,004% số người đã tiêm chủng đầy đủ gặp phải tình trạng lây nhiễm đột phá dẫn đến nhập viện. Chưa đến 0,001% trong số này tử vong do Covid-19. Vì thế, công bằng mà nói việc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, dù không có hiệu quả hoàn toàn bảo vệ người tiêm trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV2 nhưng vắc xin vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.

Xem thêm:

Tiêm vaccine AstraZeneca có nguy hiểm “như lời đồn”?

Giải đáp các lo ngại khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Với những người vẫn lo ngại việc tiêm ngừa vắc xin, dưới đây là giải đáp của các chuyên gia cho những câu hỏi thường gặp xoay quanh tác dụng của vắc xin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Những phản ứng phụ sau tiêm có nguy hiểm hay không?

Cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin ngừa Covid-19 cũng gây ra những phản ứng phụ sau khi tiêm như sốt, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, buồn nôn,… Những dấu hiệu đó là kết quả của việc cơ thể đang được vắc xin “huấn luyện” để phản ứng và bảo vệ mình trong trường hợp “đụng độ” virus thực sự. Những phản ứng phụ kể trên nếu xảy ra ở mức độ nhẹ đến trung bình thì cơ thể hoàn toàn biến mất sau vài ngày bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Một vài trường hợp gặp sốc phản vệ, là một triệu chứng nghiêm trọng sau tiêm, nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ người bị sốc phản vệ rất thấp trong số những người gặp phản ứng phụ khác.

Triệu chứng phụ sau tiêm nếu ở mức độ nhẹ sẽ tự biến mất sau vài ngày (Nguồn: Freepik)

Để hạn chế tình trạng này, hiện tại ở Việt Nam và nhiều trên thế giới đều đang áp dụng việc khám sàng lọc trước tiêm nhằm tìm ra những người có nguy cơ gặp phản ứng mạnh với vắc xin. Đồng thời tại các cơ sở tiêm chủng đều thực hiện nghiêm ngặt việc theo dõi sức khoẻ sau tiêm 30 phút (thời gian dễ xảy ra sốc phản vệ) để kịp thời xử lý nếu gặp tình huống không mong muốn. Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin là có thật, nhưng so với hiệu quả mà vắc xin đem lại trong việc ngăn chặn đại dịch này, tổ chức WHO vẫn khuyến cáo người dân trên toàn thế giới nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi tiêm vacxin, bạn có thể gặp 9 triệu chứng này, cái thứ 9 phải coi chừng!

2. Trẻ em tiêm vắc xin có an toàn không?

Các nghiên cứu cho thấy vắc xin Covid-19 là an toàn và hiệu quả đối với trẻ em. Sau tiêm, trẻ em cũng có thể gặp các phản ứng phụ như người lớn. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ tự động biến mất sau vài ngày. Trẻ em trên 12 tuổi có đủ điều kiện để tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tổ chức UNICEF khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho các con tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt. Tuy vậy ở Việt Nam chưa cho nhóm dưới 18 tuổi vào danh sách đối tượng tiêm ngừa.

3. Có bệnh lý nền có nên tiêm vắc xin không?

Các chuyên gia trả lời rằng, những người có bệnh lý nền có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 miễn là họ không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc ngay lập tức với bất cứ thành phần nào trong loại vắc xin này. CDC khuyến cáo những người mắc bệnh lý nền nên tìm hiểu thêm những điều lưu ý dành cho trường hợp của mình hoặc nhận sự tư vấn từ các chuyên gia y khoa trước khi tiêm ngừa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người có bệnh lý nền có thể tiêm  vắc xin Covid-19 miễn không dị ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào trong loại vắc xin này (Nguồn: Báo Thanh Niên)

4. Tiêm vắc xin có làm mắc bệnh Covid không?

Hiện tại với các loại vắc xin được WHO khuyến cáo sử dụng, chưa có loại vắc xin nào chứa virus còn sống gây bệnh Covid-19. Do đo việc tiêm vắc xin làm mắc bênh Covid là thông tin sai sự thật. Như đã nói, vắc xin Covid-19 có vai trò “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với virus gây bệnh. Quy trình này đôi khi sẽ gây ra các triệu chứng sau tiêm như sốt. Các triệu chứng này là bình thường và cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch chống lại virus.

Các số liệu khoa học cho thấy vắc xin ngừa Covid-19 đang thực sự cho hiệu quả trong việc ngăn chặn đại dịch này, vì vậy người dân nên chủ động thực hiện việc tiêm ngừa vắc xin để bảo vệ bản thân, người thân đồng thời tạo ra miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Bi kịch của những bệnh nhân Covid 19 từng nói không với vaccine - vov.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan