Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh, liệu rửa mũi có khiến vùng mũi của bé bị tổn thương? Theo các bác sĩ nhi khoa, rửa mũi đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích.
Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?
Theo bác sĩ Bùi Nguyễn Đoan Thư – Khoa Hô hấp chuyên sâu, bệnh viện Nhi trung ương, trẻ ở lứa tuổi dưới 2-3 tháng tuổi thường hay bị nghẹt mũi sinh lý do lỗ mũi hẹp và đóng nhiều vảy mũi. Do đó, việc vệ sinh mũi cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên bằng cách sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi 6-10 giọt/lần, 6-8 lần/ngày).
Ngoài ra, mũi là nơi vẫn thường tiết dịch để làm ấm và làm ẩm không khí đi qua. Thông thường dịch này không nhiều và có cơ chế đào thải tự nhiên.
Tuy nhiên khi bé bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bị viêm mũi dị ứng thì dịch sẽ tiết ra nhiều hơn và đặc hơn. Biện pháp rửa mũi sẽ giúp rửa trôi dịch nhày cùng dòng nước, giúp mũi của bé thông thoáng.
Mặc dù vậy, bố mẹ cũng không nên lạm dụng biện pháp này vì có thể làm mất lớp nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến mũi trẻ dễ bị khô, kích thích, khó chịu và ngứa ngáy.
Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không và nên rửa bằng gì?
Rửa mũi cho trẻ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp làm sạch mũi của trẻ, loại bỏ các dịch tiết hô hấp, làm thông thoáng đường thở và giúp cải thiện tình trạng hơi thở khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi, …
Nước muối sinh lý là dung dịch chỉ hoàn toàn có nước (H2O) và muối (NaCl) với nồng độ muối chính xác là 0,9% (hay 9 phần ngàn), đồng thời phải đạt tiêu chuẩn đóng gói vô khuẩn. Sở dĩ có tên là “sinh lý” vì nó có hàm lượng muối, áp suất thẩm thấu gần giống với môi trường sinh lý bên trong cơ thể.
Hướng dẫn các bước rửa đúng cách cho bé
Có 2 cách chủ yếu để rửa mũi cho bé sơ sinh. Sử dụng cách nào còn tùy thuộc vào tình trạng của bé.
Cách nhỏ nước muối
- Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn một chút.
- Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi bé, đợi 30 – 60 giây.
- Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi.
- Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
- Đặt bé ở tư thế ngồi. Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm.
- Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu. Thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra.
- Đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của em bé và thấm chất nhầy bằng khăn giấy.
- Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.
Bố mẹ có thể tham khảo thêm cách rửa mũi cho bé như trong hướng dẫn dưới đây:
Bố mẹ cần lưu ý gì khi làm vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh?
Hầu hết trẻ sơ đều không thích rửa mũi. Bé có thể khóc và khó chịu. Do đó, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho trẻ bú hoặc ăn để hạn chế tình trạng nôn trớ xảy ra.
- Thực hiện việc rửa mũi khi trẻ còn thức vì khi này trẻ sẽ mở miệng do đó nước mũi sẽ không bị chảy ngược trở lại họng.
- Thao tác khi rửa mũi cho trẻ nên dứt khoát để trẻ không cảm thấy sợ.
- Không nên tự pha nước muối để rửa cho con vì, nước muối tự pha sẽ không vô trùng và không đạt được nồng độ phù hợp với sinh lý cơ thể.
Một điều quan trọng nữa là trong giai đoạn bé bị sổ mũi, nghẹt mũi bé có thể mất nước nhiều hơn, mẹ nên tích cực cho bé bú hoặc ăn thêm sữa để bù nước, và vì trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể mẹ cho bé bú sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Xem thêm
- Lấy nhầm thuốc tẩy nốt ruồi để rửa mũi cho con, mẹ khiến bé 5 tuổi phải đi cấp cứu
- 5 Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ cần nắm rõ
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi – Mẹ nên xử lý thế nào để con hết khó chịu?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!