Những lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh ngậm núm giả

Mẹ chỉ cho bé ngậm núm giả giữa các bữa ăn khi biết chắc là con không đói và tránh sử dụng vật dụng này như một cách để trì hoãn việc cho bé bú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả? Mẹ có thể cho bé ngậm núm giả nhưng cần chú ý các vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh cho bé. Để hiểu hơn về những ưu và nhược điểm của việc cho trẻ ngậm ti giả bố mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây:

  • Núm giả là gì?
  • Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?
  • Trẻ sơ sinh có nên ngậm núm giả? Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả
  • Những nguy cơ khi sử dụng núm giả
  • Những nguyên tắc mẹ nên lưu ý khi cho bé dùng núm giả
  • Những mẹo cần nhớ khi mẹ cho bé sử dụng núm giả

Dùng ti giả có cả mặt lợi và mặt hại, việc sử dụng ti giả có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi hội chứng SIDS (đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh) tuy nhiên khi trẻ ngậm và mút núm vú giả, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ bị đầy hơi.

Núm giả là gì?

Núm vú giả cho trẻ sơ sinh hay còn được gọi là ti giả hay tu ti. Đây là một vật được thiết kế giống như núm vú mẹ. Lá chắn miệng và tay cầm của ti giả cho trẻ sơ sinh đủ lớn để tránh cho trẻ bị nghẹt thở hoặc nuốt nó. Núm giả làm từ cao su, chất dẻo, hoặc silicone cho trẻ sơ sinh ngậm.

Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?

Cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Bạn hãy cho trẻ thử nhậm vú giả, vì trẻ em mỗi đứa một tính cách. Có em thì chỉ cần được ôm, ru, âu yếm là sẽ hài lòng và không quấy khóc. Nhưng có rất nhiều bé thì lại không như vậy, các em rất thích được ti vú mẹ. Và cho dù đã no, nếu không có núm vú, bé sẽ quấy khóc.

Ngoài ra, núm vú còn là một thứ tiêu khiển giúp bé giải trí. Do đó, có thể nói núm vú giả là một dụng cụ khá quen thuộc và tất yếu đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả?

Hãy đảm bảo bé đã thiết lập thói quen bú mẹ (tầm 3-4 tuần tuổi) trước khi bạn cho bé ngâm núm giả. Tuy nhiên, ngậm núm giả cũng có những lợi ích và nguy cơ nhất định. Hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé.

Không nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả khi nào?

Đừng cho bé sử dụng núm vú giả khi đang gặp vấn đề tăng cân. Nếu em bé đang gặp khó khăn trong việc bú mẹ, hoặc bạn gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn sữa, có lẽ tốt nhất chưa nên cho bé dùng núm giả. Mẹ cũng nên xem xét liệu có nên cho con dùng không nếu bé bị nhiễm trùng tai nhiều lần.

Tuy nhiên, cứ hãy trao đổi với bác sĩ trước để được nghe ý kiến chuyên môn trước khi quyết định nói không với núm giả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh có nên ngậm núm giả? Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không? Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích khi cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả

  • Ngậm ti giả giúp cai mút tay cho bé hiệu quả;
  • Trong thời gian ngủ, núm giả sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Đồng thời, bé có thể thư giãn và tự làm dịu giấc ngủ trở lại nếu thức dậy;
  • Núm vú cũng có thể giúp ngăn ngừa SIDS - Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh;
  • Mỗi khi lo lắng hay sợ hãi (bé bị bệnh, đi chích ngừa) thì núm vú có thể giúp làm dịu và đánh lạc hướng trẻ sơ sinh;
  • Giảm bớt lo lắng và đau tai cho bé do thay đổi áp suất không khí khi đi máy bay.

Những nguy cơ khi sử dụng núm giả

Ngoài những lợi ích như trên, việc sử dụng núm giả cũng gặp một số vấn đề nhất định:

  • Gây ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ;
  • Làm bé bị phụ thuộc vào núm giả để đi vào giấc ngủ. Hay trẻ sẽ quấy nếu núm giả rơi ra trong khi ngủ;
  • Tăng nguy cơ lây lan vi trùng nếu núm giả không sạch hoặc nhiễm trùng tai với bé trên 6 tuổi;
  • Gây nên các vấn đề về răng miệng nếu bé vẫn dùng sau 1 tuổi, như răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên, thậm chí còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới;
  • Ngậm ti giả dễ làm trẻ sơ sinh bị viêm họng, tiêu chảy nếu mẹ không chú ý giữ vệ sinh núm giả cho con.

Những nguyên tắc mẹ nên lưu ý khi cho bé dùng núm giả

  • Đừng ép buộc bé phải sử dụng núm giả khi bé không thích
  • Chỉ cho bé ngậm núm giả giữa các bữa ăn khi biết chắc là con không đói và tránh sử dụng vật dụng này như một cách để trì hoãn việc cho bé bú
  • Không xem núm giả như vật duy nhất có thể làm bé vui. Còn rất nhiều cách khác để dỗ dành bé như ôm, âu yếm, ca hát, đọc sách,…
  • Cẩn thận khi buộc núm giả quanh bé, vì có thể vô tình siết cổ trẻ
  • Luôn luôn vệ sinh núm giả sạch sẽ. Và thay một cái mới cho bé ngay khi có dấu hiệu nứt hay không còn tốt.

Những mẹo cần nhớ khi mẹ cho bé sử dụng núm giả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm tí giả? Câu trả lời là có nhưng đểm đảm bảo an toàn cho bé khi ngậm núm giả, mẹ cần áp dụng một số phương pháp sau để ngăn ngừa một số rủi ro liên quan đến sức khỏe với bé gồm:

  • Không sử dụng các nhãn hiệu có chứa bisphenol-A (BPA)- Chất này sẽ làm hỏng men răng của trẻ nhỏ, thậm chí làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, ung thư, béo phì, rối loạn sinh sản,...
  • Không buộc núm vú vào cổ của bé vì có thể vô tình làm con bị ngạt thở;
  • Chọn núm giả có kích thước phù hợp với tuổi và khuôn miệng của con;
  • Không dùng chung núm giả với bé khác;
  • Vệ sinh núm vú sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng trước khi cho trẻ ngậm;
  • Chọn núm vú có tấm chắn lớn hơn miệng và có lỗ thông gió để cho không khí đi vào;
  • Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên núm vú giả;
  • Nếu bé đã bị nhiễm trùng tai, mẹ nên dừng cho trẻ sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng khác.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả là một câu hỏi mang tính riêng tư. Quyết định có sử dụng hay không là do cha mẹ bé xem xét hoàn cảnh và sở thích của con yêu. Suy cho cùng, tất cả những gì cha mẹ làm đều là muốn con có một cuộc sống vui khoẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu