Có bầu ăn mực được không? Hàm lượng thủy ngân trong mực liệu có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ không?
Giá trị dinh dưỡng của mực đối với phụ nữ mang thai
Mực tươi cũng như các loại hải sản nói chung đều được biết đến là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Các chất cần thiết có trong hải sản phải kể đến là:
- protein
- canxi
- chất béo không no (Omega 3)
- đạm
- chất khoáng
Các dưỡng chất này không những mang lại lợi ích cho con người mà với phụ nữ mang thai cũng là nguồn dinh dưỡng có lợi.
Cụ thể là:
- Tốt cho hệ tim mạch
- Hỗ trợ hệ miễn dịch
- Tăng cường sự chắc khỏe cho xương và răng
- Cung cấp protein
- Ổn định lượng đường trong máu
- Giúp thư giãn thần kinh
- Hỗ trợ hình thành hồng cầu
- Ngăn ngừa viêm khớp
- Giảm huyết áp
- Giảm cơn đau đầu
- Bổ huyết tăng sữa
- Chống ợ chua
- Chữa bệnh mờ mắt hoặc chảy nước mắt sống
Ngoài ra, ăn mực đúng cách còn giúp phát triển não bộ thai nhi vì mực chứa hàm lượng DHA khá dồi dào. Do vậy mà phụ nữ mang thai ăn mực có thể giúp não bộ thai nhi phát triển và làm cho em bé thông minh hơn.
Có bầu ăn mực được không?
Một số mẹ bầu cho rằng, mực và hải sản chứa nhiều thủy ngân nên có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe thai nhi. Câu trả lời từ các chuyên gia dinh dưỡng là hầu hết loại hải sản nào cũng có thủy ngân. Tuy nhiên các loại hải sản chứa lượng thủy ngân thấp như cá mực, tôm, cua, … thì phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn được.
Bạn chỉ nên tránh xa các loại hải sản như cá ngừ, cá kiếm và cá thu vì chúng thường có chứa hàm lượng thủy ngân cao còn cá mực được xem là thực phẩm khá an toàn với mẹ bầu.
Bà bầu ăn mực có được không và cách ăn mực dành cho mẹ bầu
Mực cũng như các loại hải sản khác (cá, tôm, cua, ..) nên có trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh chỉ ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.
Tuy nhiên vì hải sản có chứa thủy ngân nên để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi nên khi ăn mực thì mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
1. Khi chế biến mực mẹ bầu cần vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến và mực nên được nấu chín trên 1000
2. Cần hạn chế, tốt nhất là không ăn các loại gỏi mực và hải sản được chế biến dưới dạng gỏi cá, sushi, … Bởi các món ăn này có chứa cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc.
3. Không nên ăn quá 150-200gr mực/tuần, còn các loại hải sản nói chung thì không nên ăn quá 350gr/tuần.
4. Khi bảo quản mực, mẹ bầu nên chọn loại tươi ngon, không nên để quá lâu ngoài trời nắng nóng. Tránh tình trạng bỏ từ tủ lạnh ra ngoài dã đông, rồi lại bỏ lại trong tủ lạnh, làm đi làm lại nhiều lần, sự thay đổi nhiệt độ bảo quản liên tục sẽ làm sẽ hỏng mà mẹ không biết.
Ngoài ra, khi lựa chọn mua mực cho bà bầu nên chọn những loại còn tươi sống vì chúng vẫn còn đầy đủ dưỡng chất và vẫn chưa bị phân hủy trong không khí. Tránh mua những loại bị ươn, màu sắc nhợt nhạt. Không nên mua những loại đã được chế biến sẵn ở chợ vì chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Mẹ bầu nào không nên ăn mực?
Thường xuyên bổ sung mực vào thực đơn hàng ngày có tác dụng:
- Chống ung thư
- Ngăn chặn sự hình thành các khối u
- Bổ máu
- Khỏe xương
- Tốt cho gan
- Tăng cường thị lực
Tuy nhiên theo Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, là món ăn bổ dưỡng đối với nhiều người nhưng các mẹ bầu có những đặc điểm sau đây thì không nên ăn mực:
- dị ứng hải sản
- có bệnh tim mạch
- có dạ dày và lá lách yếu
Xem thêm:
- Bầu 6 tháng ăn mực được không và ăn thế nào để an toàn cho thai nhi?
- Có thai ăn cua được không? Thắc mắc hàng đầu của mẹ bầu mê hải sản!
- Hải sản cực tốt cho bà bầu và thai nhi nếu mẹ ăn theo cách chuẩn này
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!