Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 thế nào để con không còn lo sợ và bỡ ngỡ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là điều vô cùng quan trọng đối với các bé sắp sửa bước vào tiểu học. Chính sự khác biệt giữa môi trường mẫu giáo và tiểu học khiến ngay cả bé dạn dĩ giao tiếp cũng sợ đi học. Vậy cha mẹ cần chuẩn bị những gì để trẻ không bị sốc tâm lý khi tiếp xúc môi trường mới?

Vì sao phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1?

Lớp 1 được xem là nền tảng, viên gạch đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của con. Vì vậy, cha mẹ nào cũng mong mỏi con có một khởi đầu thật suôn sẻ. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng tự tin để vào lớp 1.

Áp lực học tập, kỷ luật nhà trường sẽ khiến nhiều bé bị hụt hẫng và sợ đi học

Những điểm khác biệt giữa mẫu giáo và cấp bậc tiểu học khiến trẻ hoang mang khi vào lớp 1:

- Thời gian học của trẻ bị thay đổi. Trẻ phải bắt đầu học nghiêm túc, yêu cầu bé tập trung dài hơn (30-45 phút).

- Áp lực học tập và tuân thủ kỷ luật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Trẻ cũng không còn được cô quan tâm, chăm sóc như khi ở mẫu giáo.

- Ngoài ra, ở giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ phát triển cái tôi cá nhân mạnh mẽ. Trẻ có thể gặp khó khăn khi hòa đồng với bạn bè, dễ cáu gắt.

Những điều trên có thể khiến con bị cô lập, và không bắt kịp các bạn học khác. Vì vậy phụ huynh rất cần phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 đúng cách.

Cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 những gì? Tâm lý của trẻ là điều quan trọng nhất

Giúp trẻ yêu thích việc học

Trước hết cha mẹ cần tạo sự ham thích đến trường, thích được đi học cho con. Tâm lý trẻ con lúc nào cũng thích những điều mới mẻ. Trẻ có thể mặc thử đồng phục mới, mua cặp sách, dụng cụ học tập mới…Điều này sẽ giúp trẻ phấn khởi và háo hức chờ đến ngày tựu trường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ nên tạo cho trẻ sự hứng thú với việc học bằng những điều mới mẻ

Cha mẹ cũng có thể kể những câu chuyện trường học khiến trẻ tò mò. Bạn có thể cho con tự chuẩn bị góc học tập tại nhà. Ví dụ, hãy cho con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Con sẽ thấy thích khi ngồi vào bàn học và chăm chút cho góc học tập của mình.

Nói trước cho trẻ những hoạt động ở trường

Những ngày cuối tuần, cha mẹ có thể đưa con tới trường trước để trẻ quen dần. Bé sẽ được biết trước được lớp, chỗ ngồi, chỗ chơi…. Bạn có thể giải thích thêm rằng “Con sẽ học ở đây, khi học cần ngồi ngoan và chú ý nghe giảng”. “Khi học xong con ra sân trường chơi với các bạn”… Những sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý sẽ giúp trẻ tránh bỡ ngỡ với môi trường mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khích lệ, động viên trẻ

Bố mẹ hãy luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt. Hãy khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó. Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Vì thế bố mẹ cũng không nên so sánh con mình với con người khác. Phụ huynh cũng không nên phản ứng thái quá trước những kết quả học tập tốt, xấu của con. Những hậu quả của việc đặt áp lực học tập lên con trẻ là rất khó lường. Hãy động viên thay vì la mắng để trẻ cảm thấy được thấu hiểu và sẻ chia.

Hãy khích lệ thay vì la mắng con trẻ bố mẹ nhé

Các kỹ năng trẻ cần biết khi bước vào lớp 1

Kỹ năng tập trung

Khi bước vào lớp 1, trẻ buộc phải ngồi yên một chỗ và học nghiêm túc. Bố mẹ nên cho trẻ tham gia hoạt động đòi hỏi trẻ tập trung. Nhờ đó, trẻ sẽ dần làm quen với sự thay đổi này. Lưu ý là mức độ thời gian có thể tăng dần từ 5 cho đến 30 phút.

Rèn luyện kỹ năng tập trung sẽ giúp hành trình đến trường của trẻ thuận lợi hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ năng tự lập, kỷ luật

Khi bước vào lớp 1, trẻ sẽ phải độc lập hơn, kỷ luật hơn so với giai đoạn mẫu giáo. Trẻ cần phải thích nghi với nề nếp học tập (đi lại, nói chuyện tự do trong giờ học). Bên cạnh đó, những nề nếp sinh hoạt ăn, ngủ cũng cần được điều chỉnh. Bố mẹ cần tập cho trẻ tự đi vệ sinh, tự ăn uống một cách bài bản. Bé cũng nên học được cách mặc quần áo thuần thục trước ngày tựu trường nhé!

Kỹ năng làm việc nhóm:

Có nhiều trẻ rất thông minh nhưng chưa biết hợp tác với bạn. Do đó các bé sẽ gặp khó khăn hơn khi bắt đầu đi học lớp 1. Để giải quyết khó khăn này, mỗi tối cha mẹ có thể cùng con chơi một trò chơi nhóm. Qua đó, bạn có thể quan sát hành vi của con và góp ý cho con. Đây là cách để con biết cách chơi “fairplay”, hòa đồng với bạn hơn.

Cho trẻ chơi với con số và chữ cái

Bạn nên bắt đầu giới thiệu các trò nhận biết các chữ cái, con số cho con. Những trò chơi phổ biến nhất là nặn các chữ cái, viết chữ, nhận mặt chữ...  Bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ một số nét cơ bản viết cơ bản. Bé cũng nên được tham gia các trò chơi đánh vần, ghép chữ…Bạn cũng có thể cho trẻ chơi các ứng dụng trên thiết bị điện tử để làm quen với các con số, chữ cái. Các bé quen mặt chữ, con số sẽ hòa nhập tốt hơn với môi trường lớp một.

Cha mẹ nên cho trẻ làm quen với con số, chữ cái thông qua các trò chơi hấp dẫn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy chuẩn bị thật tốt cho con bố mẹ nhé

Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 bao gồm hai yếu tố tinh thần và kỹ năng học tập cơ bản. Việc chuẩn bị tốt những hành trang này mang lại một ý nghĩa to lớn cho “ngày đầu tiên đi học” của con trẻ. Hãy nhớ chuẩn bị kỹ, đừng quên gì ba mẹ nhé!

Xem thêm

Lớp 1 - Làm sao giúp con ổn định & tập trung trong lớp!

Dạy thêm cho trẻ vào lớp 1 – Những kỹ năng còn quan trọng hơn học chữ và làm toán

Lớp 1 - Học đánh vần tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục thế nào?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng