Theo kinh nghiệm dân gian mẹo chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không là một cách vô cùng hiệu quả để bé không quấy khóc, ngủ sâu giấc. Hãy thử ngay cách này nếu bé nhà bạn cũng đang bị khóc dạ đề nhé!
Khóc dạ đề là gì?
Hiện tượng khóc dạ đề hay còn gọi là khóc dã tràng là từ dân gian hay chỉ việc khóc dai dẳng của bé. Khóc dạ đề xảy ra trong giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi. Thời gian bé khóc thường là chiều tối hoặc đêm mà không rõ nguyên do và không thể dỗ dành.
Việc bé cưng quấy khóc kéo dài luôn khiến ba mẹ lo lắng, căng thẳng, bất lực và tìm mọi cách để bé ngưng khóc. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể tìm “cứu cánh” bằng cách sử dụng lá trầu không để bé có giấc ngủ ngon hơn.
Tại sao có thể chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không?
Lá trầu không được biết đến như một thần dược dân gian dành cho trẻ nhỏ. Trầu không còn có tên khoa học là Piper Betle và được biết đến với tên: Trầu cây, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng,… Theo nghiên cứu, trong lá trầu không có chứa: Protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ, chất vô cơ, photpho, canxi, piper betle A và B, methyl pyrol,… được Đông y lẫn Tây y công nhận là có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Đối với trẻ nhỏ hay quấy khóc, mẹ có thể chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không ch0 bé. Theo Đông y trầu không có tính ấm có vị cay nồng và mùi thơm hắc. Phần được sử dụng nhiều nhất là lá trầu không và được quy vào các kinh phế, tỳ vị. Bởi vậy trong Đông y, khi bé khóc dạ đề mẹ bầu có thể sử dụng lá trầu không để giúp giảm khó chịu, ngủ ngon, ngủ sâu hơn.
Cách chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không
Để bé ngưng khóc dạ đề mẹ có thể lấy lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm. Sau đó, ấp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con. Tầm 15, 20 phút bé sẽ đỡ khóc và ngủ ngon.
Mẹ có thể dùng lá xanh đắp trực tiếp hoặc hoặc giã hơi nát rồi áp vào mông, đùi, tay, chân. Lá có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn – là chứng lạnh bụng, ăn không tiêu gây ra cảm giác bức bối, khó chịu.
Lưu ý khi chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không
- Không hơ lá trầu quá nóng vì da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Nếu hơ quá tay, rất có thể mẹ sẽ vô tình khiến bé bị bỏng.
- Không đốt bếp than trong phòng kín để hơ lá trầu vì có thể khiến cả mẹ lẫn con bị ngạt thở.
- Nếu bé có vết thương ngoài da như côn trùng đốt, vết xây xước, vết chích,… mẹ tuyệt đối không được đắp lá trầu không vào vùng đó.
- Tuyệt đối không tự ý uống nước cốt lá trầu. Tuy lá trầu không rất tốt cho mẹ và bé nhưng nếu trực tiếp uống vào người thì không nên chút nào, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa vô cùng non nớt của trẻ sơ sinh.
- Nếu không muốn chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không thì mẹ hoàn toàn có quyền từ chối hoặc không làm theo. Đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, rất nhiều bà mẹ đã làm theo và thành công chứ chưa có căn cứ khoa học giải thích và hướng dẫn thật rõ. Vậy, tốt nhất mẹ nên tin vào chính mình và làm theo những gì mẹ muốn và mẹ cho là đúng nhé!
Một số mẹo giúp trẻ ngưng quấy khóc và ngủ sâu
Tắm cho bé bằng nước ấm
Nếu bé có biểu hiện khó chịu, bực dọc, quấy khóc,… chắc chắn là bé đang cần được mẹ chăm sóc và yêu thương. Hãy cho bé thư giãn bằng cách tắm nước ấm và vỗ về trong một chiếc khăn mềm mịn để được thư giãn.
Sử dụng tiếng ồn trắng
Tiếng ồn trắng là âm thanh nằm trong ngưỡng con người có thể nghe được. Trái với suy nghĩ của nhiều người, khi nằm trong bụng mẹ môi trường của bé khá “ồn ào” với tiếng tim đập, tiếng của hệ tiêu hóa, của âm thanh bên ngoài đều được bé nghe trọn vẹn. Trong 3 tháng đầu đời, để bé ngủ ngon có thể dùng tiếng ồn trắng để mô phỏng những âm thanh quen thuộc đó.
Hạn chế nhìn vào mắt bé
Lúc nào ba mẹ cũng muốn dõi theo từng chuyển động của thiên thần nhỏ, tuy nhiên chuyển động từ đôi mắt có thể làm bé hứng thú và muốn làm theo. Cách nhanh nhất, đơn giản nhất để bé nhanh chóng đi ngủ đó là hãy đặt bé vào giường, có dỗ dành nhưng hãy phớt lờ ánh mắt của bé sẽ giúp bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
Kết luận
Tuy chỉ là mẹo dân gian nhưng không thể phủ nhận là chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không rất hiệu quả. Nếu như bé nhà bạn cũng quấy khóc, khó ngủ, khó dỗ thì cũng nên thử một vài lần đúng không nào?
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý rằng đừng quá lạm dụng những mẹo dân gian. Nếu bé cứ cáu kỉnh, khó chịu liên tục rất có thể là bé đang bị bệnh. Nếu cảm thấy có bất kỳ sự bất ổn nào mà mình không thể kiểm soát được, mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để cả nhà cùng yên tâm và khỏe mạnh nha.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh khóc dạ đề: Nỗi ám ảnh của mọi ông bố bà mẹ
- Phân biệt khóc dạ đề tâm linh và khóc bệnh lý ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh hay cười có phải là biểu hiện của một thiên tài
- Rốn bé sau khi rụng bị ướt liệu có nguy hiểm gì không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!