Chống trầm cảm sau sinh – Cuộc chiến không của riêng ai!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chống trầm cảm sau sinh là cuộc chiến của nhiều mẹ bỉm sữa. Tình trạng trầm cảm sau khi vượt cạn gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của phụ nữ. Làm sao để nhận biết và khắc phục điều này?

Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng người khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến là:

Sự thay đổi sinh lý

Đây được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Theo đó, sự thay đổi hormone khiến cho mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm. Trong giai đoạn thai kỳ, mức độ estrogen và progesterone tăng gấp 10 lần. Song nó sẽ nhanh chóng giảm mạnh sau khi sinh. Kết quả là gây ra các rối loạn tâm lý cho phụ nữ, nhất là trong vòng 1 tuần đầu sau sinh.

Cuộc sống bị xáo trộn

Việc sinh con khiến cho nhịp sống của bạn có nhiều thay đổi. Giờ giấc, lịch trình, công việc… gần như đều bị đảo lộn. Nếu không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, mẹ sẽ dễ rơi vào trầm cảm.

Cuộc sống bị xáo trộn sau khi sinh em bé khiến nhiều mẹ bị trầm cảm

Gánh nặng trách nhiệm

Khi có con đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều trách nhiệm. Đôi lúc, mẹ sẽ tự trách bản thân vì làm chưa tốt. Áp lực tâm lý đè nặng khiến cho bạn bị căng thẳng quá mức.

Những mối quan hệ xung quanh

Mâu thuẫn trong hôn nhân và gia đình sau khi sinh con là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trầm cảm. Sự ra đời của đứa trẻ vô tình trở thành lý do của những bất đồng và cãi vả khiến bạn mệt mỏi.

Thiếu sự hỗ trợ từ người thân

Việc thiếu vắng sự hỗ trợ của gia đình làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến môi trường sống, điều kiện kinh tế… cũng góp phần gây ra nguy cơ này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiền sử bệnh trầm cảm

Những phụ nữ có tiền sử bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Những dấu hiệu giúp nhận biết mẹ bỉm sữa bị trầm cảm sau sinh

Tình trạng trầm cảm có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

Chán nản, tuyệt vọng là biểu hiện thường thấy của chứng trầm cảm sau sinh

  • Buồn chán, tuyệt vọng, cảm thấy áp lực về mọi thứ nhưng không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên lo âu và sợ hãi
  • Mất ngủ hoặc ngủ không sâu, hay bị giựt mình thức giấc
  • Dễ cáu gắt vì những vấn đề đơn giản
  • Nóng nảy và mất kiểm soát
  • Thường xuyên mất tập trung, không thể đưa ra quyết định mà hay trông chờ vào người khác
  • Ăn ít hoặc ăn nhiều một cách bất thường
  • Hay bị đau đầu, đau dạ dày do ăn không tiêu, đau mỏi cơ
  • Tinh thần sa sút, hay khóc một mình
  • Không muốn tiếp xúc với người xung quanh, thích ở một mình
  • Không muốn gần gũi và tiếp xúc với con
  • Mất hết hứng thú với những sở thích khi trước, không để tâm đến việc chăm sóc bản thân
  • Xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, cho rằng bản thân yếu kém, không đủ khả năng làm mẹ
  • Có ý định tự làm tổn thương bản thân và con trẻ

Chống trầm cảm sau sinh – Cuộc chiến không của riêng ai

Làm sao để chống trầm cảm sau sinh luôn là một đề tài được nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là một hướng dẫn giúp bạn có thể cải thiện tình hình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhờ sự tư vấn tâm lý

Đến gặp chuyên gia để được tư vấn tâm lý là phương pháp chữa trị trầm cảm sau sinh hiệu quả. Nếu tình trạng nhẹ, bạn có thể làm theo các hướng dẫn để vượt qua. Trong trường hợp nặng, bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng cách kết hợp tư vấn và thuốc.

Hiểu được vai trò của bản thân là cách chống trầm cảm sau sinh

Một trong những điều quan trọng nhất để khắc phục trầm cảm sau sinh là bạn cần nhận thức rõ vai trò của bản thân. Các mẹ cần có niềm tin vào chính mình thay vì bi quan và cho rằng mình chưa tốt.

Sự giúp sức từ người thân

Chồng và các thành viên trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống trầm cảm sau sinh. Sự san sẻ giúp mẹ bỉm sữa cảm thấy đỡ tủi thân và có thêm động lực để cố gắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người thân ở bên cạnh chia sẻ và hỗ trợ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Tìm cách thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn là phương pháp trị liệu được gợi ý để chữa trầm cảm. Bạn nên tránh thức quá khuya, đồng thời bổ sung dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Các chị em cũng không nên cố ép bản thân làm những điều mà mình không muốn.

Dành thời gian cho bản thân

Mặc dù việc chăm con bận rộn nhưng bạn vẫn cần dành một ít thời gian cho bản thân để làm những điều mình thích. Đó có thể là đọc sách, nghe nhạc hay đi dạo một chút với bạn bè.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chống trầm cảm sau sinh: Tập thể dục nhẹ nhàng

Những bài tập đều đặn mỗi ngày giúp mẹ bỉm sữa cân bằng tâm trạng. Đó cũng là phương pháp giúp bạn nâng cao sức khỏe.

Việc áp dụng các biện pháp giúp trầm cảm sẽ giúp chị em cải thiện tình trạng của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn không thấy tiến triển sau 1 – 2 tuần, tốt nhất, bạn nên quay trở lại gặp bác sĩ để được thăm khám.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ