Nếu bạn thắc mắc chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không thì câu trả lời là có thể có nếu vợ chồng quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su,…
Viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, gây tổn thương gan cấp tính và có thể chuyển biến thành mạn tính khi kéo dài hơn 6 tháng.
Trên thế giới hiện nay có gần 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B và có khoảng 1 triệu người tử vong do các biến chứng như xơ gan, ung thư gan,…
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B khá cao với 9 triệu người. Trong đó, nữ chiếm khoảng 9% và nam chiếm 12%.
Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Virus viêm gan B có ở trong máu và các dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa, nước tiểu,… Vì vậy, tốc độ lây lan của bệnh viêm gan B khá nhanh và có thể lây truyền qua nhiều con đường, trong đó có đường tình dục. Khả năng lây nhiễm viêm gan B qua đường tình dục dễ hơn so với virus HIV gấp 50 – 100 lần.
Nếu người chồng bị viêm gan B thì virus viêm gan B sẽ có trong tinh dịch của họ. Người vợ sẽ rất dễ bị lây nhiễm virus nếu trong âm đạo có sự xây xát. Đặc biệt là với phụ nữ ở tuổi mãn kinh có âm đạo thường bị khô nên rất dễ bị trầy xước, khả năng lây nhiễm viêm gan B lúc này lại càng cao. Ngoài ra, việc quan hệ bằng miệng cũng là nguyên nhân gây lây nhiễm viêm gan B rất cao.
Vì vậy, nếu bạn thắc mắc chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể có, người chồng bị viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh cho vợ của mình bất kỳ lúc nào.
Người vợ có thể phòng tránh viêm gan B bằng cách nào?
Quan hệ tình dục là một phần quan trọng trong đời sống hôn nhân, giúp tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng, hạnh phúc. Vậy phải làm sao khi người chồng bị viêm gan B? Làm sao để vợ chồng gần gũi nhau những vẫn phòng tránh bệnh viêm gan B được cho người vợ?
Người vợ đi tiêm phòng viêm gan B
Rất may là viêm gan B có thể phòng được bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ. Tiêm vắc xin là hình thức phòng bệnh phổ biến và an toàn nhất. Khi tiêm vào loại vắc xin này, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus viêm gan B nếu có tiếp xúc sau này.
Hiệu quả của loại virus này có thể đạt khoảng 95% đối với trẻ em và người lớn, đồng thời hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài trong khoảng 15 – 20 năm hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa từng người.
Sử dụng bao cao su
Mặc dù hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B là rất cao nhưng cũng chưa đạt đến mức độ tuyệt đối 100%. Vì vậy, người vợ không nên chủ quan mà cần thực hiện thêm các biện pháp bảo vệ khác, chẳng hạn như sử dụng bao cao su khi quan hệ nhằm tránh trầy xước và tiếp xúc với máu người bệnh. Bạn nên chú ý chọn loại bao cao su tốt, tránh trường hợp bị rách trong khi quan hệ.
Khám sức khỏe thường xuyên
Việc khám sức khỏe định kỳ là một trong những việc làm quan trọng để tầm soát cũng như kiểm tra xem mình có mắc virus viêm gan B hay không. Khi đó, bạn sẽ có những cách phòng chống an toàn và hiệu quả để tránh lây nhiễm viêm gan B cho người khác.
Virus viêm gan B còn lây truyền qua những đường nào khác?
Như đã chia sẻ, virus viêm gan B có ở máu và cách dịch của cơ thể. Tuy nhiên, virus trong các dịch thông thường như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa,… thường ở lượng rất nhỏ nên không đủ để lây bệnh qua các dịch này. Ngoài con đường quan hệ tình dục, virus viêm gan B còn lây truyền qua đường máu và lây truyền từ mẹ sang con.
Lây truyền qua đường máu
- Truyền máu của người bị viêm gan B vào cơ thể
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh thông qua vết thương hở
- Dùng chung các đồ dùng có nguy cơ dính máu cao như xilanh, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
- Nhổ răng, xăm hình, cắt móng tay, móng chân
- Hút thai, nội soi sử dụng dụng cụ phẫu thuật mà không xử lý vô trùng tốt
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B thì không nên mang thai vì virus này có thể lây truyền từ mẹ sang con. Đây cũng chính là con đường lây truyền phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, chiếm khoảng 50% trên tổng các ca lây truyền viêm gan B.
Khả năng lây truyền từ mẹ sang con cao khong phải do quá trình mang thai mà do quá trình vượt cạn. Tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi sẽ càng cao khi mẹ bị nhiễm viêm gan B có sự hiện diện của kháng nguyên HBeAg. Loại kháng nguyên này chứng tỏ lượng virus trong máu mẹ đang nhân lên và tỷ lệ lây bệnh lên đến 90%.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không. Câu trả lời là có. Để phòng ngừa lây nhiễm, người vợ nên tiêm phòng viêm gan B, đồng thời sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh tiếp xúc với máu của người chồng.
Xem thêm:
- Bệnh Viêm Gan B – Theo dõi trẻ khi có các dấu hiệu này!
- Phụ nữ mắc bệnh viêm gan B có thể mang thai an toàn được không?
- Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?