Những điều cần biết về chọc hút trứng: khi nào áp dụng, quy trình ra sao, phục hồi như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chọc hút trứng là gì? Thủ thuật này được thực hiện khi nào và ra sao trong quá trình chuẩn bị mang thai? Cần để ý gì để cơ thể phục hồi nhanh chóng?

Chọc hút trứng được áp dụng ở trường hợp nào?

Thủ thuật chọc hút trứng là một trong những bước trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) dành cho những cặp đôi hiếm muộn và có mong muốn có em bé. IVF là phương pháp trứng và tinh trùng được thụ tinh ở bên ngoài cơ thể người phụ nữ, cụ thể là trong phòng thí nghiệm. Và sau đó, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người nữ.

Quy trình chọc hút trứng diễn ra như thế nào?

  • Thực hiện các thủ tục đăng ký cần thiết trước khi thực hiện quy trình chọc hút trứng.
  • Sau đó, chị em sẽ được đưa đến phòng thực hiện, hướng dẫn thay áo choàng, đi tiểu tiện và đại tiện để làm trống bàng quang và trực tràng.
  • Được bác sị gây mê bằng cách bơm thuốc vào đường tĩnh mạch. Đây là loại thuốc ở mức độ nhẹ, đưa bạn đi vào giấc ngủ chỉ khoảng 20-30 phút.
  • Một mỏ vịt sẽ được đặt vào để bác sĩ có thể làm sạch toàn bộ âm đạo bằng nước muối ấm vô trùng.
  • Bác sĩ sẽ đặt đầu dò siêu âm vào âm đạo có gắn gá kim nhằm đưa kim qua thành âm đạo và vào buồng trứng. Mục đích là để xác định buồng trứng cùng các nang noãn trưởng thành.
  • Một kim hút được gắn vào đầu dò để hút trứng và dịch nang trứng từ lần lượt từng nang noãn.
  • Khi tất cả các nang trứng đã được hút, khu vực âm đạo được làm sạch lần nữa, mỏ vịt được tháo ra và thủ thuật hoàn tất.

Thủ thuật này có làm người phụ nữ đau và tổn thương âm đạo không?

Quy trình diễn ra thủ thuật chọc hút trứng chỉ diễn ra tầm 15 phút. Và người phụ nữ sẽ được tiêm thuốc mê và ngủ nông trong toàn bộ thời gian diễn ra. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn không cảm thấy gì trong suốt quá trình.

Bạn vẫn hoàn toàn tự thở được, lắng nghe và nhận biết được mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, thuốc sẽ giúp cho bạn bớt lo lắng, giảm kích thích, đau đớn nhằm giúp thủ thuật diễn ra thuận lợi hơn.

Sau đó, bạn có thể nhận thấy một số cơn đau nhẹ tương tự như đau bụng kinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng sẽ có trong các loại thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng, hay giảm bất kỳ chứng viêm nào trong cơ quan sinh sản và bổ sung nội tiết tố để hỗ trợ thêm cho niêm mạc tử cung cho quá trình chuyển phôi sắp tới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để tránh sang chấn cho vùng âm đạo, bác sĩ có thể yêu cầu kiêng quan hệ tình dục hay tắm bồn, để thành âm đạo bớt đau, sưng viêm và chóng lành.

Phục hồi sau khi chọc hút trứng

Thủ thuật này không đòi hỏi người phụ nữ phải nằm lại bệnh viện mà có thể về nhà trong vòng hai giờ sau đó. Hãy đảm bảo có người thân đi cùng để có thể hộ tống bạn về nhà an toàn.

Quá trình phục hồi thường khá nhanh chóng. Một số tác dụng phụ phổ biến có thể gặp như: táo bón, đau âm ỉ ở bụng, ra máu âm đạo bệnh (nhưng sẽ ít hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các khuyến nghị sau sẽ giúp cơ thể dễ dàng phục hồi và chuẩn bị cho các bước tiếp theo trong quá trình IVF:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau nếu cảm giác khó chịu vẫn tiếp tục
  • Tránh khuân vác nặng và vận động mạnh, vì trong thời gian này, buồng trứng vẫn còn đang mở rộng và nhạy cảm sau thủ thuật. Đi bộ nhẹ nhàng là được.
  • Tránh uống rượu hoặc các thức uống có caffein
  • Tránh tắm bồn, bơi lội hoặc ngâm mình trong nước lâu.
  • Không tự ý dùng thuốc ngoại trừ những loại thuốc mà bác sĩ chỉ định.
  • Hạn chế hoạt động tình dục, hoặc các hoạt động xung quanh vùng âm đạo
  • Không thụt rửa âm đạo, nước rửa phụ khoa hoặc kem bôi âm đạo trong thời gian này

Khi nào nên đến gặp bác sĩ ngay?

Hầu hết không có những biến chứng nguy hiểm, nhưng hãy để ý các triệu chứng sau và báo ngay cho bác sĩ:

  • Sốt cao trên 38 độ
  • Đau bụng dữ dội hoặc sưng tấy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa nhiều
  • Chảy máu âm đạo nhiều (thấm ướt miếng băng chỉ trong một giờ; chảy máu nhẹ là bình thường)
  • Khó đi tiểu hoặc đi tiểu đau
  • Ngất hoặc chóng mặt

Thụ tinh trong ống nghiệm là một hành trình nhiều cảm xúc và khó khăn đan xen lo lắng cho cặp đôi đang mong ngóng con. Nói dễ hơn làm, nhưng hãy cố gắng thoải mái tinh thần nhất có thể và duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt những lời dặn dò của bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu