20 tháng tuổi, bé nhập viện cấp cứu vì bị kê nhầm thuốc điều trị tâm thần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lương y như từ mẫu! Nhưng có những sai sót trong ngành y không thể tha thứ được. Kê nhầm thuốc điều trị tâm thần là một trong số đó.

20 tháng tuổi, bé nhập viện cấp cứu vì bị kê nhầm thuốc điều trị tâm thần

Nếu nhầm thuốc bôi ngoài da, có thể tha thứ...

Nếu không làm ảnh hưởng về lâu dài, có thể xem xét

Nhưng rất nhiều sai sót y khoa khiến người bệnh phải trả giá đắt. Sai lầm đó khó có thể chấp nhận được.

Việc kê nhầm thuốc điều trị tâm thần cho em bé mới 20 tháng tuổi là một ví dụ.

Cho bé uống...thuốc tâm thần

Nơi xảy ra vụ việc thương tâm

Mới đây, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 đã xác nhận về một bệnh nhi phải cấp cứu do bị kê nhầm đơn thuốc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cụ thế, lãnh đạo bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh nhi 20 tháng tuổi, ngụ tại TP.HCM đã đến tái khám vào sáng ngày 8/7 sau khi được mổ hạch nách và hạch chi trên.

Một bác sĩ đã chẩn đoán bé 20 tháng tuổi bị tụ dịch vết mổ (áp xe sau khi mổ hạch lao) và kê toa thuốc về uống. Tuy nhiên, sau 3 ngày uống thuốc theo đơn của vị bác sĩ nói trên, đến chiều 10/7, bé đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng lừ đừ, ngủ nhiều, cứng gáy, trợn mắt, ưỡn cổ và khóc ngặt nghẽo.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu chẩn đoán, bé bị ngộ độc Haloperidol, hoạt chất có trong thuốc Halofar 2mg mà bác sĩ đã kê đơn.

Sự cố y khoa

Cho trẻ uống thuốc là cả một thách thức

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lý giải về sự cố này, lãnh đạo bệnh viện Nhi đồng 2 trình bày: “Khi bác sĩ kê đơn thuốc trên phần mềm máy tính, vốn dĩ phải chọn Hapacol 150mg (mã thuốc: HAP1) để giảm đau. Nhưng bác sĩ đã vô tình chọn sang Halofar 2mg (mã thuốc: HAL). Vì 2 mã thuốc này giống nhau và xếp cạnh nhau trên phần mềm máy tính”.

Sau khi kê và in toa thuốc, bác sĩ có kiểm tra lại. Nhưng vị bác sĩ cũng không phát hiện nhầm lẫn. Bệnh viện xác nhận, đây là trường hợp nhầm lẫn thuốc khi kê toa bằng máy tính.

Đại diện bệnh viện Nhi đồng 2 đã gặp gia đình để trao đổi, giải thích về tình trạng sức khỏe của bệnh nhi. Bệnh viện cũng báo cáo trên hệ thống sự cố y khoa và phòng Nghiệp vụ y của sở Y tế TP.HCM.

Đồng thời, lãnh đạo bệnh viện Nhi đồng 2 cũng yêu cầu rút kinh nghiệm đối với các bác sĩ, kiểm tra kỹ toa thuốc sau khi in, kể cả nhân viên y tế trước khi giao thuốc cho người nhà bệnh nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không phải trường hợp hiếm gặp

Cần thận trọng khi cho trẻ uống thuốc

Cách đây không lâu, tại TP.HCM cũng xảy ra trường hợp bà cho cháu uống nhầm thuốc điều trị tâm thần. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, thở nhanh sâu, nhịp tim nhanh.

Xét nghiệm cấp cứu cho thấy máu của bé bị nhiễm độc. Bệnh nhi được thở oxy, rửa dạ dày để loại bỏ độc chất và cho uống than hoạt tính để hấp thu độc chất còn lại trong đường tiêu hóa.

May mắn thay, do được phát hiện kịp thời nên bé đã qua cơn nguy kịch. Sau điều trị tích cực, bé đã tỉnh táo, không cần thở máy và ăn uống được.

Theo các chuyên gia, phụ huynh và kể cả bác sĩ nên cẩn thận hơn trong việc cho trẻ uống thuốc. Trước khi cho trẻ uống thuốc, cần đối chiếu đúng tên thuốc trong toa, đúng tên trẻ, đúng liều lượng.

Halofar chỉ dùng cho bệnh nhân bị hoang tưởng

Thuốc điều trị tâm thần khiến trẻ gặp biến chứng về lâu dài

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quay trở lại trường hợp bác sĩ cho bé 20 tháng tuổi uống nhầm thuốc điều trị tâm thần. Trong đó, Halofar là loại thuốc dùng để chống loạn thần. Thuốc chỉ sử dụng cho bệnh nhân khi bị hoang tưởng, ảo giác.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, Halofar 2mg được dùng cho các trường hợp bị bệnh tâm thần khi rơi vào trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu; các trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hoang tưởng phán đoán, hoang tưởng hư vô, bệnh tâm thần phân liệt); trạng thái mê sảng, lú lẫn kèm kích động,...

Đây là trường hợp không ai mong muốn! Qua đây, các bệnh viện phải cẩn thận hơn trong việc điều trị và phát thuốc cho bệnh nhân để tránh những sai sót nghiêm trọng.

Theo Người Đưa Tin

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chấm dứt chứng mất ngủ khi mang thai không cần thuốc cho mẹ bầu ngon giấc

Thai nhi trong bụng sợ nhất điều gì mẹ có mắc phải?

Tổng hợp thực phẩm cần tránh ăn khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên nhớ

Bài viết của

DAVE