Trong rất nhiều gia đình, cho con xem tivi là một giải pháp hữu hiệu giúp trẻ chịu ăn và ăn nhanh. Liệu đây có phải là giải pháp hay?
Đừng chủ quan tác hại của việc cho con xem tivi
Bộ Y tế Anh, Viện Nhi Khoa của Mỹ và rất nhiều tổ chức Y tế khác trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều ảnh hưởng đến việc xem tivi ở độ tuổi sớm, đặc biệt ở độ tuổi ăn dặm. Không chỉ dừng lại là làm bé biếng ăn, trì hoãn và kéo dài bữa ăn, mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như thay đổi hành vi, chậm phát triển ngôn ngữ, não bộ và gây nhiều bệnh nhi khoa.
Cho con vừa ăn vừa xem tivi – bé đang ăn một cách không ý thức
GS.BS. Francis, trưởng khoa Dinh dưỡng, ĐH Y Pennsylvania State, Mỹ đã nhấn mạnh rằng: Khi cho bé vừa ăn vừa xem tivi, cha mẹ nghĩ rằng làm như vậy là đang giúp bé ăn nhanh hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy các bé đang ăn một cách không ý thức, nghĩa là bé không học được cách ăn dặm và não bộ của bé cũng trì hoãn phát triển kĩ năng phân tích về màu sắc và độ cứng, lỏng của món ăn. Việc này hết sức nguy hiểm vì bé không nhận thức được về cấu trúc thức ăn cũng như mùi vị thức ăn.
Các biểu hiện hành vi biếng ăn sau đó là điều tất yếu vì bé hoàn toàn mới lạ với việc ăn dặm, mùi vị các loại thức ăn bé đang ăn. Các bé này khi độ tuổi lớn hơn (từ 3 tuổi trở lên) sẽ trở nên rất kén ăn, chỉ ăn 1 vài món nhất định và hầu như bé thích ăn những món ăn vặt không có chất dinh dưỡng. Do đó, nó còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các bé khi bước vào độ tuổi từ 3-5 tuổi.
Các ảnh hưởng khác của việc cho con xem tivi
Một ảnh hưởng khác của xem tivi (và cả các thiết bị điện tử khác như Ipad) ở độ tuổi nhỏ (dưới 2 tuổi) mà Viện Nhi Khoa của Mỹ đã nhấn mạnh trong năm 2013 đó là: Nó làm thay đổi hành vi xã hội, cáu gắt, ương bướng và mất tập trung. Quan trọng hơn, các bé vừa ăn vừa xem tivi, bé sẽ hứng thú với hình ảnh và âm thanh của chương trình trên tivi, sau đó sẽ phản ứng duy trì và kế đến là đòi hỏi.
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng này đến mức nào trên hành vi ăn uống, nhưng những cảnh báo hiện nay của Bộ Y tế Anh là các bé dưới 2 tuổi được tiếp xúc với tivi quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
Khuyến cáo về thời gian xem tivi cho trẻ nhỏ
- Các bé dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi hoặc bất kì thiết bị điện tử nào.
- Các bé trên 2 tuổi không được xem trên 2 tiếng/ngày.
- Bé dưới 5 tuổi không khuyến khích xem tivi trong lúc ăn. Trên 5 tuổi, hạn chế xem tivi lúc ăn.
Viện Nhi khoa Mỹ cũng khuyên không nên cho các bé dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình điện tử, kể cả là các video hay chương trình giáo dục. Viện Nhi Khoa Mỹ đã xác nhận các bé dưới 2 tuổi không có lợi ích trong việc sử dụng các chương trình giáo dục thông qua màn hình điện tử. Các bé nên được tham gia các hoạt động vui chơi thực tế là tốt nhất cho phát triển não bộ và hành vi của bé.
Lời khuyên khi cho con xem tivi ba mẹ cần nhớ
Không cho con vừa ăn vừa xem tivi
Trung tâm thống kê Y tế quốc gia (NCHS), Mỹ, báo cáo rằng khoảng 16% trẻ em Mỹ thừa cân, con số này tăng 45% chỉ trong một thập kỷ. Việc dành quá nhiều thời gian vào tivi được xem là nguyên nhân dẫn đến điều này.
Không xem quảng cáo
Quảng cáo trong các chương trình dành cho trẻ em thường là các loại thực phẩm mà bố mẹ không muốn cho con ăn nhiều như bánh, kẹo, mì gói. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em có xu hướng muốn ăn những thực phẩm quảng cáo trên tivi.
Thiết lập thời gian xem tivi
Bạn nên tập cho con thói quen không nên xem tivi nhiều hơn 2 giờ/ngày.
Chọn những chương trình bổ ích cho con
Dù việc xem tivi không giúp trẻ phát triển trí não nhưng có thể dạy cho con một vài điều. Khi trẻ khoảng 2 – 3 tuổi, tivi bắt đầu trở nên có ích đối với trẻ nếu bạn cho chúng xem những chương trình bổ ích.
Xem tivi cùng với con
Tivi có một sức hút đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ nên chọn lọc những chương trình bổ ích và có giá trị giáo dục đối với trẻ. Trẻ có thể xem tivi nhưng phải có sự kiểm soát của bạn.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
- Những ảnh hưởng đến sự phát triển não của bé khi xem Tivi?
- Muốn con sáng tạo và thông minh? Hãy thử ngay 5 bí kíp này!
- Nhận biết trẻ tự kỷ khi bé 6 tháng tuổi