Giải đáp thắc mắc: cho con bú có tẩy giun được không?

Nhiễm giun sán là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Mẹ đang cho con bú vì thế cần hết sức cẩn thận trong việc sử dụng thực phẩm hằng ngày. Khi nhiễm giun, mẹ cần xác định loại giun sáng mình đang nhiễm và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết cho con bú có tẩy giun được không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con bú có tẩy giun được không? Tùy từng trường hợp cụ thể, mẹ bỉm có thể không được sử dụng thuốc. Nếu buộc phải sử dụng thuốc sổ giun thì phải ngưng cho con bú. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Thế nào là đau bụng giun?
  • Phụ nữ đang cho con bú có xổ giun được không ?
  • Uống thuốc tẩy giun sao cho đúng?
  • Tẩy giun bằng phương pháp dân gian

Thế nào là đau bụng giun?

Nhiễm giun, sán là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Việc này bắt nguồn từ thói quen ăn uống thiếu vệ sinh và sinh hoạt không lành mạnh. Một trong những triệu chứng nhiễm giun là bị đau bụng. Khi đau bụng giun, mẹ bỉm sẽ đau quặn từng cơn quanh rốn. Cơn đau khi đói lại xuất hiện ở vùng thượng vị, đôi khi lại diễn ra ở bụng dưới. Đi kèm với những cơn đau bụng là cảm giác buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lị…

Giun sán gây ta những tác hại gì?

Khi mắc giun sán, người bị nhiễm sẽ bị suy giảm dinh dưỡng, cụ thể là:

  • Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, khiến cơ thể bị thiếu hụt chất sắt và protein.
  • Giun móc còn khiến đường ruột bị mất máu mãn tính, lâu dài gây thiếu máu.
  • Nhiễm giun khiến cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn thu nạp vitamin A trong ruột.

Khi đau bụng giun, mẹ bỉm sẽ đau quặn từng cơn quanh rốn. (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ đang cho con bú uống thuốc tẩy giun được không?

Các chuyên gia đều khuyên phụ nữ đang cho con bú phải thận trọng khi dùng thuốc. Các loại thuốc dạng uống hay tiêm ít nhiều gì cũng đều bài tiết qua sữa. Do vậy chúng có thể gây hại cho bé mới sinh đang bú sữa mẹ. Khi bắt buộc dùng thuốc, mẹ bỉm buộc phải ngưng cho con bú một thời gian.

Mẹ đang cho con bú uống thuốc xổ giun được không? Những loại thuốc tẩy giun hiện nay thường diệt giun ngay trong đường tiêu hóa. Vì thế rất ít hấp thu vào máu. Tuy nhiên phụ nữ có thai và đang cho con bú vẫn không được dùng. Tùy từng trường hợp cụ thể, mẹ bỉm có thể không được sử dụng thuốc. Nếu buộc phải sử dụng thuốc sổ giun thì phải ngưng cho con bú.

Trường hợp tẩy giun định kì

Đối với phụ nữ cho con bú, không nên uống thuốc tẩy giun khi chỉ nghi ngờ. Khi nào trẻ được cai sữa thì mẹ bỉm hãy tẩy giun định kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp tẩy giun khi bị nhiễm

Mẹ bỉm phải làm xét nghiệm để xác định có nhiễm giun hay không. Nếu mẹ bỉm bị nhiễm giun và muốn dùng thuốc thì sau thời gian dùng thuốc, mẹ bỉm ngưng cho trẻ bú hai ngày. Trong hai ngày đó, thuốc tẩy giun có thời gian đào thải hết.

Tẩy giun sán đặc biệt

Phụ nữ cho con bú có tẩy giun được không? Trường hợp mẹ bỉm bị nhiễm sán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đều phải được bác sĩ khám và xác định. Ví dụ như mẹ nhiễm sán lá lớn ở gan (Fasciola sp.) gây apxe gan, nhiễm sán lá phổi (Paragonimus westermani) gây apxe phổi, nhiễm giun Gnathostoma, hoặc nhiễm sán dải bò (Taenia saginata) có thể lây trực tiếp cho trẻ... Mẹ bỉm cần làm theo tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp mẹ bỉm bị nhiễm sán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đều phải được bác sĩ khám và xác định. (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp nhiễm bệnh giun lạc chủ

Người không phải là vật chủ chính của loại giun này. Tuy nhiên ấu trùng chúng khi xâm nhập vào cơ thể người lại gây bệnh. Tình trạng bệnh này là ấu trùng không phát triển thành giun mà đi lang thang trong các mô (da, não, phổi...) gây hội chứng ấu trùng di chuyển (larva migians). Đơn cử như hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da và hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng. Chúng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây khổ sở cho người bệnh.

Khi bị các bệnh giun sán đặc biệt này, mẹ bỉm cần được bác sĩ khám và chữa trị. Trong trường hợp này, mẹ bỉm buộc phải chấp nhận ngưng cho con bú trong suốt thời gian trị bệnh.

Bạn có thể chưa biết:

Uống thuốc tẩy giun sao cho đúng?

Một mẹ gửi câu hỏi đến bác sĩ: “Chào bác sĩ. Xin hỏi bác sĩ, tôi đang cho con bú có thể tẩy giun không? Nên dùng thuốc nào?”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long giải đáp thắc mắc như sau: Phụ nữ khi cho con bú đều phải thận trọng với các loại thuốc. Vì vậy, nếu nghi ngờ nhiễm giun, mẹ cần phải đi làm xét nghiệm xem thực sự có nhiễm giun không và nếu có thì nhiễm loại gì để bác sĩ chuyên khoa cho chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trong thời gian dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ cho con bú, mẹ phải ngưng cho con bú đến khi thuốc này đào thải hết, thường trung bình sau 2 ngày sau khi dùng thuốc.

Ngay từ khi uống thuốc tẩy giun, mẹ bỉm phải ngưng cho bé bú khoảng hai ngày. Hoặc ngưng hoàn toàn nếu nhiễm giun sán đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng thời gian đó, thuốc sẽ đào thải qua phân.

Khi bị nhiễm giun kim thì khả năng mẹ bỉm lây cho cả gia đình là rất cao. Bệnh giun kim chủ yếu lây qua thức ăn, nước uống, quần áo, mùng mền, chiếu gối… Vì thế, ngoài giữ vệ sinh trong ăn uống, mẹ bỉm phải thực hiện “tẩy trùng” cho cả gia đình. Khi đó mùng mền, chiếu, áo gối, drap giường, quần áo cần trụng nước sôi để tiêu diệt trứng giun.

Tẩy giun bằng phương pháp dân gian      

Trong hạt bí chứa các hoạt chất có tác dụng loại bỏ các ký sinh trùng như sán, giun và đặc biệt là tẩy giun kim cho mẹ cho con bú vô cùng hiệu quả mà an toàn. Vì thế đây là phương thuốc dân gian giúp tẩy giun khi đang cho con bú. Cách làm là trước hết, mẹ bỉm lấy hạt bí bóc vỏ, nghiền nát. Sau đó, mẹ bỉm thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g và uống vào sáng sớm, lúc đói.

Tẩy giun bằng rau sam cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng hiệu quả. Mẹ bỉm lấy một nắm rau sam, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước để uống. Để tẩy giun tốt nhất, mẹ nên uống liên tục trong 3-5 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lá mơ lông: mẹ bỉm lấy một nắm lá mơ lông (mơ tím), rửa sạch, giã nát. Sau đó, mẹ bỉm vắt lấy nước cốt, cho vài hạt muối vào hòa tan rồi uống. Nước cốt lá mơ tẩy giun đũa rất hiệu quả và an toàn.

Cà rốt chứa lưu huỳnh và 1 số chất nhuận tràng có tác dụng tẩy giun, ngoài ra còn giúp tăng cường miễn dịch, chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Các thành phần trong củ cà rốt còn giúp điều trị tiêu chảy và bệnh viêm đường tiêu hóa. Mẹ đang cho con bú có thể thường xuyên uống nước ép cà rốt để loại trừ giun sán và giúp đường ruột sạch hơn. Cách làm rất đơn giản là xay 2 củ cà rốt với 300ml nước, sau đó cho thêm 3 thìa mật ong và 1 chút muối, uống vào sáng sớm khi bụng còn đói.

Uống nước ép cà rốt để loại trừ giun sán và giúp đường ruột sạch hơn (Nguồn ảnh: iStock)

Thay lời kết

Như vậy là mẹ đã biết cho con bú có tẩy giun được không. Nhiễm giun sán là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Mẹ bỉm vì thế cần hết sức cẩn thận trong việc sử dụng thực phẩm hằng ngày. Khi nhiễm giun, mẹ cần xác định loại giun sáng mình đang nhiễm. Từ đó mới có cách xử lý phù hợp và triệt để mà không làm ảnh hưởng đến bé yêu.

Nguồn thông tin: Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng