Chắp và lẹo khác nhau như thế nào? Xin thưa, chắp và lẹo hoàn toàn khác nhau. Nhưng rất nhiều người lầm tưởng là một!
Chắp và lẹo khác nhau như thế nào?
“Đưa con đi chích lẹo mắt, nhìn bác sĩ day day lưỡi dao vào mí để lấy mủ, khuôn mặt bầu bầu của con lấm tấm máu, con thì khóc rung bần bật cả người, làm mẹ, tôi cũng mếu máo theo!”. Tâm sự của mẹ có con nhỏ bị viêm sưng, do chủ quan để lâu, phải đến bệnh viện để chích.
“Đừng tin vào kinh nghiệm dân gian, để mắt sưng to rồi mới đi khám, rất thiệt thòi cho con!”
Lẹo
Nôm na, lẹo là viêm, nhiễm khuẩn, xuất hiện ở sát bờ mí, nhìn thấy được bằng mắt thường, ở phía ngoài da, còn chắp là cộm bên trong, sưng nhưng không lộ rõ vết tấy đỏ như lẹo.
Nguyên nhân chủ yếu, lẹo là do nhiễm trùng mí mắt hoặc tụ cầu khuẩn gây ra. Có thể là do dụi mắt, tay bẩn, mắt không được vệ sinh trong nhiều ngày. Hoặc có vệ sinh mắt nhưng không sạch triệt để.
Đối với người bị lẹo, cảm giác như có gợn trong mắt, hay ra gỉ, mỏi mắt và hay chảy nước mắt, kéo dài vài ngày.
Trông bề ngoài, lẹo như một nốt mụn nhọt hay u nhỏ, ngứa và đau nhức. Lẹo có thể vỡ mủ, rồi xẹp. Tuy nhiên, chúng có thể tái phát nếu mắt vẫn nhiễm khuẩn hoặc chưa hết mủ triệt để.
Chắp
Chắp hay viêm bên trong, hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mí mắt. Chắp thường ít ngứa và đau hơn lẹo, chỉ cộm cộm khó chịu. Chỗ phồng da càng to lên có thể che khuất tầm nhìn.
Nhiều mẹ nhầm lẫn giữa chắp và viêm nên để cả tháng trời mới đi khám cho con! Đến khi quá muộn, phải để con động chạm tới dao kéo rất thương tâm. Con khóc mà làm mẹ cũng không cầm được lòng.
Lời khuyên dành cho mẹ
- Các mẹ có thể vệ sinh mắt cho con bằng nước muối sinh lý, lấy tăm bông nhúng nước muối để vệ sinh viền mí mắt.
- Không nên để sưng hay viêm quá lâu mới đi khám bác sỹ. Viêm sẽ tự vỡ còn chắp thường ko tự vỡ, hoặc nếu có thì rất lâu. Do vậy thấy con có triệu chứng như mí mắt sưng, có khối tròn trắng hoặc đỏ trên mí thì nên đi khám để phát hiện bệnh kịp thời!
- Trường hợp nhẹ nhất, khi mới phát hiện, có thể dùng khăn ấm hoặc chườm bằng đáy cốc sạch, lên bầu mắt. Theo cách truyền thống, mẹ có thể dí tay vào nồi cơm rồi chạm ngón tay còn ấm đó lên mí mắt. Hoặc di ngón tay vào chiếu hoặc vật nóng, tăng ma sát để có độ nóng rồi nhanh chạm lên mắt để vết sưng xẹp đi.
- Với trường hợp nặng hơn, khi mắt đã sưng, liên tục chảy nước (trường hợp của lẹo và viêm). Có thể dùng thuốc mỡ tra mắt tra trải rộng trên đường mí mắt kể cả thuốc chạm vào bên trong. Tư vấn thêm dược sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa mắt về thuốc đặc trị.
- Trường hợp nặng nhất, để quá lâu hoặc quá nghiêm trọng, buộc phải đi chích, các mẹ nhớ dặn bác sĩ lấy cẩn thận. Vì chỉ cần còn 1 ít mủ bên trong chắp/ lẹo sẽ tái phát lại!
- Riêng mắt, giác quan quan trọng và cũng rất ảnh hưởng tới thẩm mỹ nếu không chích khéo. Mẹ nên cho con đi khám tại viện mắt trung ương hoặc các bệnh viện công lớn. Một số viện tư như Thu Cúc, Hồng Ngọc không nhận làm tiểu phẫu cho bé trên dưới 1 tuổi.
Chích hỏng hoặc lệch có thể để lại sẹo đi mãi với con tới sau này!
Nguồn: Thông tin tổng hợp từ Viện Mắt Trung Ương.
Xem thêm:
- Ngứa mắt do nhỏ mắt quá liều: phát hiện 100 kí sinh trên mí mắt
- Bé trai bị mù mắt do thiếu vitamin A
- Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?