Bí quyết chế biến cháo rau củ thơm ngon, không tốn nhiều thời gian cho bé ăn dặm

Mẹ nên biết nguyên tắc chế biến các loại cháo rau củ quả cho bé là không nêm nếm gia vị mà chủ yếu dựa vào hương vị ngọt tự nhiên từ rau củ quả và chất đạm làm chính. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là thận.

Cháo rau củ cho bé với công thức đơn giản lại đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày làm phong phú món ăn giúp trẻ ngon miệng hơn.

  • Bí quyết cơ bản để có một nồi cháo ngon và không mất nhiều thời gian chế biến
  • Cháo hạt sen và mía - cháo rau củ cho bé thanh nhiệt tăng cân
  • Cháo bí đỏ thịt bò
  • Cháo cải bó xôi cá hồi
  • Cháo rau củ cho bé ngon miệng với đậu Hà Lan và thịt lợn
  • Chế biến cháo rau củ cho bé có cần nêm nếm gia vị

Bí quyết cơ bản để có một nồi cháo ngon và không mất nhiều thời gian chế biến

Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ “Mẹ không cần quá cầu kỳ với các nguyên liệu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Trong một bữa ăn, mẹ nên đảm bảo đủ các nhóm chất như chất bột cung cấp năng lượng; chất đạm cung cấp axit amin thức đẩy tăng trưởng; vitamin và khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch; chất béo giúp các vitamin A,D,E,K... hòa tan hấp thu vào cơ thể trẻ”.

Nguyên tắc nấu cháo rau củ hay bất kỳ các loại cháo nào cho bé, dù đó là phương pháp truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật là mẹ nên chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu rồi tính toán nhanh trong đầu xem nên nấu cái gì trước, cái gì sau, ...

Đầu tiên mẹ cần vo gạo cho sạch, sau đó ngâm gạo trong nước khoảng 10 phút. Bước này nhằm mục đích giúp cháo mau chín nhừ và nhuyễn hơn. Gạo ngâm xong mẹ đổ vào nồi, thêm nhiều nước rồi bắc lên bếp đun đến khi sôi.

Cháo sôi thì tắt bếp để đó khoảng 20 phút, sau đó đun sôi lại là cháo nhuyễn. Trong 20 phút này mẹ tranh thủ chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu cần thiết khác như băm, thái rau củ quả và các loại thịt để cho vào cháo.

Với các bé 5-6 tháng tuổi, rau củ và thịt nên được xay nhuyễn. Để dễ nấu, mẹ đem các nguyên liệu này đặt vào bát rồi cho lên nồi hấp cách thủy. Nhờ đó mà giữ được hương vị tươi ngon, đồ ăn lại mềm.

Sau khi hấp xong, với rau củ mẹ cho vào rây xay nhuyễn còn thịt, cá có thể cho vào máy xay cho nhuyễn. Sau đó chỉ cần đổ các nguyên liệu này vào cháo và đun lại là xong.

Bí quyết cơ bản để có một nồi cháo ngon và không mất nhiều thời gian chế biến (Nguồn ảnh: istockphoto)

Ngoài cách nấu cháo từ gạo trực tiếp như trên, mẹ cũng hoàn toàn có thể tận dụng cơm đã nấu sẵn của cả nhà để nhanh chóng biến tấu ra một nồi cháo bé cho con bằng cách như sau:

  • Lấy 3-4 thìa cơm cho vào nồi nhỏ để nấu cháo
  • Đổ 2 bát con nước nóng vào nồi
  • Đậy vung lại và ngâm trong khoảng 10 phút
  • Trong thời gian chờ cơm nở ra, mẹ sơ chế rau củ quả và thịt/cá
  • Cơm ngâm xong bắc lên bếp mở vung đun sôi rồi đậy vung lại đun lửa thật nhỏ cho đến khi cháo nhuyễn

Từ cách chế biến cháo cơ bản như trên, mẹ có thể linh động kết hợp với các loại rau củ quả và các nguồn chất đạm khác nhau để có được thật nhiều các món cháo ngon cho bé như gợi ý dưới đây.

Mẹ có thể quan tâm:

Mách mẹ cách nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi và thực đơn giàu dinh dưỡng với món cháo

1. Cháo hạt sen và mía - cháo rau củ cho bé thanh nhiệt tăng cân

Một trong những món cháo được chế biến chỉ với 3 nguyên liệu đơn giản là hạt sen, nước mía và các loại hạt đậu nhưng lại vô cùng ngon miệng do có vị ngọt của mía, kết hợp với vị ngậy của đậu và hạt sen.

Cách nấu như sau:

- Bắc chảo lên bếp rồi đổ 3 loại đậu vào rang ở lửa vừa trong khoảng 2 phút. Đảo đều tay cho đến khi đậu chuyển sang màu bóng và dậy mùi thơm là mẹ có thể tắt bếp

- Mía róc vỏ và chặt làm tư

- Cho mía, hạt sen và đậu đã rang bỏ vào nồi

- Đổ khoảng 1-1,2 lít nước vào nồi trên rồi đun sôi. Sau đó hạ lửa và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp

- Chắt lấy phần nước của hỗn hợp nói trên để làm nước nấu cháo

- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước trên để nấu cháo

- Mẹ có thể đun thành cháo ở mức loãng, đặc sao cho phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé

Video hướng dẫn cụ thể cách nấu cháo thanh nhiệt giúp con ngon miệng và tăng cân: 

2. Cháo bí đỏ thịt bò 

Bí đỏ kết hợp với thịt bò luôn được xem là công thức nấu cháo thơm ngon cho bé bởi cả 2 nguyên liệu này đều có vị ngọt tự nhiên chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết như vitamin A và sắt, khiến trẻ cảm thấy ngon miệng.

Nguyên liệu: Thịt bò, bí đỏ

Cách nấu: 

  • Xào sơ quả thịt bò với chút dầu và tỏi
  • Cho bí đỏ vào xào cùng thịt bò cho tới khi chín
  • Xay nhuyễn bí đỏ, thịt bò rồi cho vào cháo đun sôi lại

3. Cháo cải bó xôi cá hồi

Nguyên liệu: Cá hồi, cải bó xôi

Cháo rau củ cho bé (Nguồn ảnh: istockphoto)

Cách làm:

  • Cá hồi và cải bó xôi băm nhỏ (băm riêng từng thứ hoặc xay nhuyễn riêng từng món, tùy vào khả năng ăn thô của bé)
  • Bỏ một chút bơ nhạt vào nồi cho tan ra, cho cá vào xào chín rồi đổ tiếp rau vào xào tiếp, cho thêm chút nước đun cho đến khi chín hoàn toàn
  • Đổ cháo trắng đã chuẩn bị trước vào nồi, đảo đều để rau, cá quyện lại với cháo, tiếp tục đun cho đến khi cháo sôi thì bắc ra chuẩn bị cho bé ăn

Mẹ có thể quan tâm:

Học ngay cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm mau lớn và tăng cân tốt

4. Cháo rau củ cho bé ngon miệng với đậu Hà Lan và thịt lợn

Nguyên liệu: đậu Hà Lan, thịt lợn

Cách nấu:

  • Đậu Hà Lan và thịt lợn cho vào bát nhỏ, đặt lên bếp hấp cách thủy
  • Tiếp đó rây đậu cho nhuyễn
  • Thịt lợn xay mịn, mềm
  • Trộn 2 nguyên liệu trên vào nồi cháo trắng rồi tiếp tục đun cho đến khi cháo sôi và các thành phần đã quyện đều vào nhau
  • Múc ra để vừa ấm cho bé ăn

Chế biến cháo rau củ cho bé có cần nêm nếm gia vị (Nguồn ảnh: istockphoto)

Chế biến cháo rau củ cho bé có cần nêm nếm gia vị

Với nguyên tắc chế biến các loại cháo rau củ quả cho bé như trên, mẹ sẽ nhận thấy rằng cháo sẽ không nêm nếm gia vị mà chủ yếu dựa vào hương vị ngọt tự nhiên từ rau củ quả và chất đạm làm chính. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là thận.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. Theo khuyến cáo, lượng muối cần thiết cho độ tuổi này chỉ nhỏ hơn 1 g. Lượng muối khoáng này đã có đủ trong rau củ quả, sữa mẹ. Chính vì vậy mà các mẹ không cần phải lo lắng chuyện bé ăn nhạt miệng hoặc không thấy ngon đâu nhé.

Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương