Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cho mẹ sau sinh không nhiễm trùng mưng mủ

Việc chăm sóc vết khâu sau sinh của mẹ là vô cùng quan trọng để tránh các biến chứng có thể xảy ra vào thời kỳ hậu sản.

Vết rạch tầng sinh môn – Dấu ấn của 95% mẹ sinh thường

Chăm sóc vết khâu sau sinh để đảm bảo không viêm nhiễm

Khi sinh thường, gần như 95% các sản phụ sẽ được thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn.

Trong quá trình rặn đẻ, thời điểm đầu bé ló ra tại cửa mình của người mẹ cũng là lúc các bác sĩ sẽ sử dụng kéo để cắt một đường chếch tầm 45 độ, giúp mở rộng đường ra cho thai nhi chào đời một cách dễ dàng hơn. Rạch tầng sinh môn được coi là phương pháp phổ biến nhất hiện nay nhằm hỗ trợ cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

Sau khi đỡ bé xong xuôi và công cuộc sinh nở hoàn tất, bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch này. Điều này cũng đồng nghĩa rằng mẹ đã làm tròn nghĩa vụ mang nặng đẻ đau cao cả của mình. Mẹ nên chú ý cách chăm sóc vết thương khâu theo các bước dưới đây để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau sinh.

Chăm sóc vết khâu sau sinh mẹ cần lưu ý những gì

Lau rửa, chăm sóc vết khâu sau sinh

Cách chăm sóc vết thương khâu là sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.

Tắm thế nào cho đúng

Cách vệ sinh vết thương khâu là không cần quá lo lắng về chuyện vết thương sẽ tiếp xúc với nước. Bác sĩ cho phép mẹ sinh thường hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Tuy nhiên, khi tắm mẹ chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

Lưu ý cách rửa vết thương sau khi khâu là không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Tắm xong mẹ nên dùng khăn thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

Chăm sóc vết khâu sau sinh

Lưu ý về sản dịch để tránh hiện tượng mùi hôi, nhiễm khuẩn

Máu chảy ra sau thời điểm sinh nở chính là sản dịch. Nó có thể hết trong vòng 3-4 tuần hoặc lâu hơn.

Cách vệ sinh vết thương khâu trong trường hợp này là gì? Mẹ cần sử dụng và thay băng vệ sinh từ 2-3 tiếng động hồ để đảm bảo vùng vết khâu luôn khô ráo, từ đó mới tránh được nguy cơ mưng mủ, nhiễm trùng vết thường.

Hạn chế hiện tượng căng nhức vết khâu

Một số mẹ cảm thấy căng tức chỗ rạch tầng sinh môn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chứng tỏ vết rạch được khâu chỉ liền tốt.

Ngay khi có cảm giác căng tức, mẹ chỉ cần lưu ý về các cử động của cơ thể. Nên đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng và thay đổi tư thế đột ngột.

Chăm sóc vết khâu sau sinh mẹ cần lưu ý những gì

Tư thế cho bé bú giúp tránh đau nhức vết thương

Tư thế ngồi xếp chân bằng tròn cho bé bú không hề phù hợp với vết khâu tầng sinh môn mà còn dễ khiến vết khâu bục chỉ rách. Mẹ cần lưu ý khi cho bé bú hãy ngồi duỗi thẳng chân là tốt nhất. Nếu không, tư thế bú nằm cũng hạn chế được phần nào đau nhức của vùng khâu rạch.

Cách đi đứng - mẹ sau sinh cũng cần chú ý

Nên đi khép chân chỉ ở mức vừa phải (khép quá vết thương dễ bị cọ sát sẽ càng đau). Khi ngồi dậy hay chuyển từ động tác này qua động tác khác, mẹ cần từ từ thay đổi.

Hoạt động, đi lại nhẹ nhàng trong ngày sẽ giúp cho vết thương nhanh phục hồi hơn là chỉ nằm, ngồi yên một chỗ. Các cử động ở mức độ phù hợp chính là cách để hệ cơ tập thể dục, rèn luyện lại sự dẻo dai cho mình.

Chăm sóc vết khâu sau sinh: Chườm lạnh có thể giúp mẹ đỡ đau nhức hơn

Nếu cảm thấy đau nhức vùng vết thương, mẹ hãy sử dụng túi chườm đá, lót qua bằng một lớp khăn mỏng rồi áp vào đó từ 3-5 phút. Sau khi chườm xong, mẹ đừng quên vệ sinh vết khâu bằng cách thấm khô.

Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, đa dạng và uống nhiều nước sẽ giúp vết khâu sau sinh hồi phục nhanh

Trong thời kỳ hậu sản, mẹ cần ăn uống đa dạng, tăng cường rau củ quả và uống nhiều nước, ăn canh hoặc các loại súp. Cơ thể được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và giàu xơ là điều quan trọng để mẹ không bị táo bón sau sinh, dẫn đến rặn mạnh và nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến vết thương.

Trung bình chỉ từ 3-4 ngày, vết khâu tầng sinh môn đã bình phục tới 90%. Nếu mẹ thấy mình có các biểu hiện như:

  • Đau nhức vết thương kéo dài
  • Vùng vết khâu sưng đỏ
  • Ra máu đỏ
  • Sốt cao
  • Đau bụng dưới

Đây là dấu hiệu cho thấy vết khâu có thể đã bị nhiễm trùng, hở rách. Mẹ cần đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Theo theAsianparent Thailand

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương