Chăm sóc da trẻ sơ sinh như thế nào để tránh 16 căn bệnh da liễu phổ biến nhất trong năm đầu đời này

Mẹ có biết làn da của bé rất non nớt và nhạy cảm, rất dễ bị các bệnh ngoài da nếu không được chăm sóc, vệ sinh tốt. Vậy nếu làn da bé dường như có một số dấu hiệu lạ như các vết sưng tấy, mụn nước, vết chàm, đốm và phát ban, mẹ phải làm thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc da trẻ sơ sinh đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ vì làn da bé rất mỏng manh. Nếu một ngày mẹ thấy da con có vết sưng, đốm, hạt kê, bớt màu xanh, tím, tàn nhang và phát ban kỳ lạ thì đừng hốt hoảng vì đó là các hiện tượng về da phổ biến mà trẻ sơ sinh thường gặp phải.

Nội dung bài viết:

  • Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh để phòng tránh các bệnh da liễu cho bé trong năm đầu đời
  • 16 vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh
  • Khi nào mẹ nên lo lắng?

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh để phòng tránh các bệnh da liễu cho bé trong năm đầu đời

Từ khi bé yêu chào đời, mẹ có hay liếc nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong gương và mong mỏi làn da của mình được mịn màng và mềm mại như làn da của bé?

Nhưng mẹ có biết làn da của bé rất non nớt và nhạy cảm, rất dễ bị các bệnh ngoài da nếu không được chăm sóc, vệ sinh tốt. Vậy nếu làn da bé dường như có một số dấu hiệu lạ như các vết sưng tấy, mụn nước, vết chàm, đốm và phát ban, mẹ phải làm thế nào? Những tình trạng da nào là bình thường và khi nào thì bé cần đến điều trị y tế?

Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc các vấn đề da liễu (Nguồn ảnh: Unsplash)

Dưới đây là các vấn đề về da thường thấy ở trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Bớt nâu ( bớt cà phê sữa)

Biểu hiện:

Những đốm phẳng thường có hình bầu dục và trông giống như một vết bớt bình thường, có các cạnh và màu tối hơn một chút tạo nên sự khác biệt sắc tố so với vùng da xung quanh (thường là màu của cà phê sữa, do đó chúng có tên gọi là bớt nâu hoặc bớt cà phê sữa- Café-au-lait).

Mặc dù bản thân những đốm này vô hại, nhưng nếu đốm này lớn hơn đồng xu, thì đó có thể là do Neurofibromatosis (NF), một rối loạn di truyền của hệ thần kinh gây ra sự phát triển bất thường của các mô thần kinh hoặc hình thành khối u lành tính trên các dây thần kinh của bất cứ cơ quan nào trong cơ thể vào bất cứ lúc nào.

Sự xuất hiện của các vết chàm nâu phân loại theo chủng tộc như sau:

  • 0,3% người da trắng
  • 0,4% người Trung Quốc
  • 3% người gốc Tây Ban Nha
  • 18% người Mỹ gốc Phi

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị bớt nâu:

Không cần điều trị y tế, nhưng sẽ phải phẫu thuật bằng laser để giúp làm mờ các vết đốm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Bớt đỏ

Biểu hiện:

Vết bớt có màu giống như rượu vang đỏ trên da bé. Khi sinh ra, vết này có thể có màu hồng nhưng có xu hướng trở nên tối màu hơn thành màu đỏ tím hoặc đỏ sẫm khi bé lớn.

Vết chàm đỏ được tạo thành từ các mạch máu được hình thành một cách không hoàn chỉnh dưới da. Các sợi dây thần kinh dưới da có các mạch máu nhỏ (mao mạch) cho phép một lượng máu lớn hơn bình thường chảy vào, do đó gây ra vết bớt màu đỏ.

Tình trạng này không thể ngăn ngừa được, cũng không phải do tác động nào đó trong thời kỳ mẹ mang thai.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị bớt đỏ:

Điều trị bằng laser có thể được bắt đầu ở giai đoạn sớm có thể giúp làm mờ dần các vết. Việc giữ ẩm cho làn da bé cũng rất quan trọng vì những vùng da bị bệnh này có xu hướng khá khô.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Mụn sữa

Biểu hiện:

Là những nốt mụn nhỏ màu trắng quanh mũi, cằm hoặc má và đôi khi ở thân trên và tứ chi.

Nguyên nhân gây mụn sữa là do các tế bào da chết không được đẩy ra ngoài, bị mắc kẹt dưới da. Nhiều khi mẹ có thể cảm thấy bị thôi thúc bởi ý nghĩ muốn nặn hoặc chà xát các vết mụn thịt, nhưng điều này cần tránh vì nó có thể gây ra nhiều kích ứng hơn hoặc thậm chí là nhiễm trùng cho bé.

Tuy nhiên, mụn sữa thường sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn sữa:

Rửa mặt cho bé hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, lau nhẹ nhàng cho da bé khô ráo; tránh sử dụng bất kỳ loại kem hoặc dầu bôi nào trên khu vực bị mụn của bé.

4. Mụn hắc tố

Biểu hiện:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mụn nước nhỏ bong ra để lộ một vết màu nâu nhỏ bên trong, sau đó có thể xuất hiện một số đốm đen, phẳng – thường thấy ở dưới cằm, sau gáy, trên trán, lưng dưới hoặc cẳng chân.

Tình trạng da lành tính này thường khởi phát ngay sau sinh ở những trẻ sơ sinh có làn da sẫm màu.

Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy bất kỳ vết phồng rộp nào trên da bé, hãy đưa bé đi kiểm tra để đảm bảo vết đó không phải các bệnh nhiễm trùng như herpes hoặc tụ cầu khuẩn.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn hắc tố:

Không cần điều trị y tế và sẽ tự mờ dần trong vòng 3 tháng.

5. Ban nhiệt (Rôm sảy)

Biểu hiện:

Các mụn nước nông như giọt sương, có thể có màu đỏ xung quanh thường xuất hiện ở những vùng da có như cổ, nách… hoặc các bộ phận khác trên cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc với quần áo chật. Khi bé ra mồ hôi quá nhiều do thời tiết nóng ẩm khiến lỗ chân lông bị tắc, rôm sảy sẽ xuất hiện vì mồ hôi ứ đọng dưới da không thể thoát ra ngoài được. Trẻ dễ bị phát ban nhiệt hơn người lớn do lỗ chân lông của trẻ nhỏ hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, có 3 dạng rôm sảy xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đó là:

  • Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina): dạng nhẹ nhất, xảy ra ở trẻ có tuyến mồ hôi còn chưa hoàn thiện. Dạng này chỉ ảnh hưởng tới các ống tuyến trên cùng của da bị ảnh hưởng, không viêm, ngứa hay đau.
  • Rôm đỏ (miliaria rubra) là loại xảy ra sâu trong da. Vùng da bị rôm đỏ sẽ hiện lên các vết mụn đỏ và gây ngứa.
  • Rôm sâu (miliaria profunda): dạng này hiếm gặp nhất và gây tổn thương đến lớp da sâu nhất, làm tổn hại nặng tuyến mồ hôi, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng (Nguồn ảnh: Vinmec)

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị ban nhiệt:

Mặc quần áo rộng bằng vải mềm có thể hút ẩm cho bé; luôn giữ cho bé mát mẻ; không tắm nước quá nóng và không dùng xà phòng loại làm khô da, tránh bôi bất kỳ loại kem hay dầu dưỡng da nào vào vùng bị bệnh.

6. Viêm da tiết bã nhờn

Biểu hiện:

Những mảng vảy sần sùi màu vàng, nâu hoặc trắng xuất hiện trên da dầu, hay đôi khi là vùng chân mày của bé, chúng cũng có thể trông giống như vảy và có thể mẩn đỏ nhẹ.

Mặc dù tình trạng này không gây đau hay ngứa, nhưng trên đầu bé có thể xuất hiện các vảy khô bong tróc (cứt trâu), mẹ không nên gãi hay cạy các vảy này.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các hoocmon được truyền từ mẹ sang bé từ trước khi sinh, gây ra sự bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng gắn chặt vào da đầu.

Bệnh cũng có thể là do một loại nấm men gọi là Malassezia xuất hiện trong bã nhờn, cũng như vi khuẩn – nhưng nấm này xuất hiện không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không phải do vệ sinh kém.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã:

Gội đầu cho bé hàng ngày bằng loại dầu gội đặc biệt hoặc dầu khoáng; hay dùng loại dầu như dầu dừa hay dầu jojoba để massage đầu bé sau đó dùng bàn chải mềm để chải đầu, các mảng bám sẽ rơi ra.

7. Ban đỏ

Biểu hiện:

Các mụn nước, mụn mủ màu vàng hoặc trắng và được bao quanh bởi một vòng màu đỏ phát ban dưới lớp sừng xuất hiện trong vòng 24-48 giờ sau sinh.

Đôi khi có thể không có bất kỳ vết sưng nào và chỉ có một vết đỏ loang lổ trên da bé. Chúng thường xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay và chân (không phải lòng bàn chân).

Nguyên nhân gây ra tình trạng da này cho đến nay vẫn chưa được tìm ra và không có vi khuẩn hoặc virus được phát hiện trong khu vực phát ban, nhưng đây không phải là bệnh truyền nhiễm.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị ban đỏ:

Không cần chăm sóc y tế hay điều trị đặc biệt và bệnh thường tự khỏi khi trẻ được 1 đến 4 tháng tuổi.

8. U máu

Biểu hiện:

U máu hay bướu mạch máu là một khối u lành tính và thường tự co hồi, từ các tế bào nội mô bao phủ các mạch máu. Nguyên nhân gây bệnh là sự tăng số lượng các khoang chứa máu bình thường hay bất thường. Nhìn bên ngoài chúng giống như một vết bầm nhỏ, vết xước hoặc vết sưng nhỏ màu đỏ.

Vết u máu còn được gọi là “vết bớt” của người Hồi giáo, là một loại vết bớt rất phổ biến khác được tạo ra từ các mạch máu.

Chúng thường xuất hiện trên da đầu, mặt và cổ, những vết sưng này sẽ phát triển và thay đổi trong suốt tháng đầu tiên của bé.

Tình trạng này phổ biến ở bé gái hơn là ở bé trai và thường gặp ở trẻ da trắng – đôi khi cũng thường gặp ở trẻ sinh ra có cân nặng thấp hoặc những trẻ sinh non khoảng vài tuần.

(Nguồn ảnh: Wikipedia)

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị u máu:

Bé sẽ cần một số điều trị y tế chuyên nghiệp cho tình trạng da này, phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bằng laser cũng là lựa chọn để giúp điều trị.

9. Vàng da

Biểu hiện:

Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị chuyển màu vàng.

Bệnh vàng da khá phổ biến, nguyên nhân là do sự dư thừa của bilirubin (một sắc tố màu vàng của các tế bào hồng cầu) trong máu của bé.

Vàng da thường xảy ra do gan bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu.

Trẻ sinh ra trước 38 tuần (trẻ sinh non) và một số trẻ bú mẹ thường dễ bị vàng da hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da:

Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và cho bé ăn thường xuyên hơn để giúp bé loại bỏ bilirubin qua đường tiêu hóa.

10. Ban xuất huyết

Biểu hiện:

Những đốm này thường nhỏ, màu đỏ (và đôi khi màu tím hoặc nâu) xuất hiện thành cụm và trông giống như phát ban.
Mẹ có thể xác định xem bé có bị ban xuất huyết hay không bằng cách ấn nhẹ vào các đốm và nếu chúng không nhạt màu đi thì bé đã bị ban xuất huyết.
Những đốm này thường không ngứa và thường xuất hiện trên mặt, cánh tay, bụng, ngực, mông và bàn chân.
Chúng xảy ra khi các mạch máu dưới da chảy máu, do đó rò rỉ máu vào da – điều này có thể là do trẻ:

  • Khóc quá nhiều
  • Nôn dữ dội
  • Ho kéo dài
  • Cháy nắng

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị ban xuất huyết:

Nếu vết ban xuất huyết của bé xuất hiện sau một chấn thương thực thể, nó sẽ biến mất sau vài ngày – nhưng nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra vết ban, thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay.

11. Bớt đốm cá hồi

Biểu hiện:

Những vết đốm cá hồi hay còn gọi là vết cò mổ xuất hiện thành mảng màu hồng nhạt, xỉn màu thường xuất hiện ở cổ, giữa lông mày, trên mí mắt (còn được gọi là nụ hôn của thiên thần), quanh mũi hoặc miệng bé.

Những vết này được gây ra bởi các mao mạch bị giãn trong da, đôi khi có thể bị đỏ hơn hoặc sẫm màu hơn khi bé khóc, bị kích thích hoặc buồn bã.

Tình trạng này khá phổ biến và xảy ra ở khoảng 7 trên 10 bé.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị bớt đốm cá hồi:

Không cần điều trị vì những dấu hiệu này sẽ tự biến mất trong vòng 1 đến 2 năm.

12. Mụn trứng cá sơ sinh

Biểu hiện:

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở cằm, trán, mí mắt, má, đầu, cổ, lưng hoặc ngực bé.

Nguyên nhân là do các hoocmon của mẹ vẫn đang tồn tại trong dòng cơ thể bé, kích thích tuyến sữa của bé.

Trái với suy nghĩ của một số người, mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ không nhất thiết có nghĩa là khi bé lớn lên sẽ có nhiều mụn trứng cá hơn trong những năm thiếu niên tương lai.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá:

Làm sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước khoảng 2 đến 3 lần một ngày và nhẹ nhàng lau khô bằng khăn; tránh sử dụng bất kỳ loại xà phòng hoặc kem dưỡng da nào; và không được nặn mụn cho bé.

13. Hăm tã

Biểu hiện:

Là tình trạng vùng da xung quanh khu vực quấn tã, chẳng hạn như bộ phận sinh dục và hậu môn bị phát ban đỏ và có nhiều mụn nhỏ.

Nhiều bé sẽ bị hăm tã có thể do một số lý do, bao gồm:

  • Mặc tã bẩn quá lâu
  • Chà xát hoặc chafing vào tã
  • Nhiễm nấm men
  • Nhiễm khuẩn
  • Phản ứng dị ứng với tã
  • Bệnh tiêu chảy
  • Thuốc kháng sinh truyền cho bé qua sữa mẹ

Trẻ nhỏ dễ bị hăm tã (Nguồn ảnh: Unsplash)

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị hăm tã:

Thay tã thường xuyên cho bé và luôn giữ cho vùng mông bé khô ráo; sử dụng kem chống hăm tã; sử dụng loại giấy lau dịu nhẹ, không mùi.

14. Chàm Eczema

Biểu hiện:

Da bé đỏ, ngứa và ngứa và có thể lan rộng, đóng vảy.

Khi da bé bị khô, tiếp xúc với bất kỳ chất kích thích hoặc tác nhân gây dị ứng hay vi khuẩn nào, hoặc khi da bé bị nhiễm trùng, những yếu tố này đều có thể gây ra eczena.

Các yếu tố kích thích khác cũng có thể bao gồm vật nuôi, thảm, mạt bụi, một số loại vải, khói thuốc lá, nước hoa, bột giặt và các loại hóa chất khử mùi tạo mùi thơm (sáp thơm).

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị chàm eczema:

Mặc dù không có cách chữa bệnh chàm eczema, nhưng bệnh có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, giữ ẩm cho da, hạn chế các loại xà phòng gây kích ứng da.

15. Da bong tróc

Biểu hiện:

Da bé bị khô và bong tróc ra.

Em bé được bao phủ tự nhiên bởi một lớp sáp bảo vệ da khỏi nước ối trong bụng mẹ. Sauk hi sinh ra, lớp sáp này dần không còn nữa, bé sẽ bắt đầu bong lớp da bên ngoài, thường trong vòng 1 đến 3 tuần sau sinh.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị da bong tróc:

Không tắm bé lâu, vì nước sẽ rửa trôi nhiều hơn các loại dầu tự nhiên trên da bé, luôn dùng nước ấm và xà phòng không mùi, thoa kem dưỡng da cho bé ngay sau khi tắm để khóa độ ẩm trên da bé.

16. Bớt Mông Cổ

Biểu hiện:

Những vết lớn màu xanh hoặc xám trông rất giống vết bầm tím, nhưng không gây đau đớn, có thể xuất hiện trên lưng, vùng mông hoặc chân của bé.

Tình trạng phổ biến này là do một nồng độ lớn melanocytes (tế bào có chứa sắc tố đen) tập trung bên dưới làn da bé.

Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ da màu như người châu Á, người Mỹ bản địa, người gốc Tây Ban Nha và những người gốc Phi.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị bớt Mông cổ:

Không cần phải điều trị vì cuối cùng chúng sẽ biến mất khi trẻ ở độ tuổi đến trường.

Khi nào mẹ nên lo lắng?

Mặc dù một số vấn đề về da này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ và sớm phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào ở bé như:

  • Bứt rứt, khó chịu (không thể khóc hoặc la hét)
  • Hôn mê
  • Cực lạnh
  • Sốt cao
  • Chảy máu tại vùng da bị bệnh
  • Mưng mủ
  • Tình trạng dường như lan rộng hoặc trở nên tồi tệ hơn

Nếu tình trạng da của bé có kèm theo bất kỳ triệu chứng nào trong số này, mẹ nên tìm tư vấn y tế chuyên nghiệp để loại trừ các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn đối với bé.

Theo theAsianparent Singapore, Rôm sảy là gì? Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca