Cách chăm sóc bé trai sơ sinh chuẩn khoa học và an toàn trong 3 tháng đầu đời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chúc mừng gia đình đã có quý tử! So với cách chăm sóc bé gái thì cách chăm sóc bé trai sơ sinh sẽ có một vài khác biệt nho nhỏ. Các mẹ hãy đọc bài viết sau để tránh những rắc rối khi chăm sóc các cu tí nhà mình nhé!

Hướng dẫn chăm sóc bé trai sơ sinh

1. Bộ phận sinh dục của bé có vẻ hơi bất thường

Chăm sóc bé trai sơ sinh

Đừng quá ngạc nhiên nếu bạn thấy bộ phận sinh dục của cậu bé mới sinh có vẻ sưng lên khi sinh – điều này khá bình thường.

Sự trương nở và mở rộng này xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm tiếp xúc với hoóc môn và va chạm của cơ quan sinh dục trong quá trình sinh.

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng bìu dái của cậu bé trông khá lớn. Điều này sẽ biến mất trong vòng sáu tháng đầu tiên.

2. Cách bế và đỡ bé

Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế bạn chọn là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.

- Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.

3. Cho con bú

Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.

Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.

4. Chăm sóc “cậu bé” của con như thế nào

Khi chăm sóc “cậu bé”, mẹ nên dùng bông gòn, vải mềm hoặc khăn xô thấm nước ấm sạch để vệ sinh cho bé. Hãy cẩn thận khi lựa chọn sữa tắm cho bé, và nhớ vệ sinh thật sạch không để xà bông của sữa tắm còn sót lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với “cậu bé”, mẹ không nên kéo da bao quy đầu ở trẻ sơ sinh quá mạnh để vệ sinh cho bé. Điều này có thể gây tổn thương cho bé. Phần lớn các mẹ không cần thiết can thiệp vì bao da quy đầu của bé đều có thể tự tuột ra trong vài năm tới.

Quan trọng hơn, mẹ nên để bộ phận sinh dục của bé được thoáng mát, tránh ẩm ướt. Nên dùng bông y tế vệ sinh cho bé thay cho khăn giấy ướt và lau khô cho bé sau khi vệ sinh. Điều này giúp phòng ngừa hăm rất tốt cho bé. Xem thêm kinh nghiệm trị hăm cho bé tại đây.

5. Cắt bao quy đầu cho bé trai sơ sinh có nên không?

Một trong những băn khoăn của các bà mẹ sinh bé trai đó là có nên cắt bao quy đầu sớm cho bé không? Các mẹ hãy yên tâm là việc cắt bao quy đầu không phải là bắt buộc. Chỉ cần khi vệ sinh cho bé trai các mẹ cẩn thận một chút. Nhớ thấm hết nước ở đầu chim của bé sau mỗi lần bé tè.

6. Chăm sóc da, rốn, mắt

Chăm sóc da: Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 370C.

Phòng tránh hăm cho trẻ: Da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ. Khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc rốn: Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng và khô bằng cồn 70° và bông vô khuẩn. Không nên bôi bất cứ thứ thuốc mỡ hay thuốc bột gì vào rốn trẻ.

Cần đưa trẻ đến khám khi có một trong các triệu chứng sau:

  • Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng hoặc rỉ máu.
  • Rốn có nang, rỉ nước.
  • Da quanh rốn sưng tấy đỏ.
  • Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
  • Vệ sinh mắt cho trẻ, theo dõi xem mắt có sưng đỏ, có nhử, mủ không?

7. Vệ sinh miệng

Vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý .

Chăm sóc bé trai sơ sinh

8. Cho bé ngủ

Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Các mẹ hãy thử những cách dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.

- Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.

- Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu:

  • Bú ít hoặc bỏ bú.
  • Co giật hoặc co cứng.
  • Ngủ li bì khó đánh thức.
  • Thở rít khi nằm yên, thở khò khè.
  • Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
  • Chảy máu bất cứ chỗ nào.
  • Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi).
  • Nôn liên tục, bụng chướng.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh