Bạn gái đừng quá lo lắng khi chậm kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì vì trong giai đoạn này cơ thể bạn vẫn đang tiếp tục thực hiện quá trình điều chỉnh những rối loạn về nội tiết tố. Bạn có thể áp dụng các cách hiệu quả như gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt của mình.
Vì sao bạn có thể chậm kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì?
Trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì không phải chuyện hiếm. Tuổi dậy thì là khoảng thời gian nội tiết và hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Do vậy đa số các bạn gái thường có kinh nguyệt thất thường như chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh thưa, kinh mau, thậm chí là vô kinh.
Theo các chuyên gia, từ giai đoạn bắt đầu dậy thì cho đến 18, 20 tuổi chu kỳ kinh nguyệt thường chưa ổn định, không đều, có khi 2- 3 tháng mới có một lần, hoặc có tháng có đến 2, 3 lần và mỗi lần có kinh có thể rất nhiều và kéo dài. Trong đó, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến:
Bạn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố trong độ tuổi dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì đang phát triển, những thay đổi trong cơ thể các bạn gái chưa thật sự ổn định dẫn đến tình trạng hormone sản sinh trong cơ thể không đều và chênh lệch nhau hằng thán gây ra hiện tượng chậm kinh ở các bạn gái tuổi Teen. Đừng quá lo lắng về hiện tượng này vì đây là do sự thay đổi và phát triển của cơ thể bạn nên trong những kỳ kinh dầu tiên sự bất ổn định rất thường gặp.
Căng thẳng tâm lý
Ở độ tuổi này áp lực học hành, thi cử có tác động rất xấu đến tâm lý các bạn gái, khiến các bạn gái luôn cảm thấy căng thẳng đầu óc, mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh khiến nó đến sớm hay chậm hơn bình thường.
Do bệnh lý
Trường hợp các bạn gái bị mắc bệnh về tuyến nội tiết tố, bệnh về máu, hay bệnh ở buồng trứng và tử cung, hay các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục cũng là các nguyên nhân chính dẫn đến chậm kinh.
Nếu việc chậm kinh của bạn kéo dài thường xuyên, thì hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chăm sóc sức khỏe sinh lý tốt nhất.
Chậm kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn gái không?
Chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một trong những điều vô cùng bình thường. Khi cơ thể phụ nữ giai đoạn này đang có những rối loạn về nội tiết tố cũng như hoormone cơ quan sinh dục đang dần hình thành và hoàn thiện nên rối loạn kinh nguyệt có thể diễn ra một thời gian rồi ổn định.
Tuy nhiên nếu nguyên nhân xuất phát từ tuyến giáp thì tốt nhất nên đi thăm khám ở các cơ sở chuyên khoa uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm gây vô sinh cũng như những ảnh hưởng về mặt tâm lý do lo lắng kéo dài.
Chậm kinh nguyệt ở tuổi dậy thì – Bạn gái nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên, gây ra do sự thay đổi giải phẫu và sinh lý bình thường của tuổi dậy thì, không phải là bệnh mà lo sợ. Khi hành kinh có thể bị đau bụng, cảm giác choáng váng, các trạng thái tâm lý bất thường hay xảy ra khi có kinh như cảm giác bứt rứt khó chịu, nhức đầu, lo âu, mất ngủ, biếng ăn…
Điều đầu tiên mà các bác sĩ khuyên bạn là không nên quá lo lắng về các chu kỳ kinh nguyệt không đều thì vì kinh nguyệt không đều trong 1-2 năm khi bắt đầu có kinh có thể là bình thường.
Tiếp đó hãy đến khám ở các cơ sở chuyên môn như bệnh viện phụ sản, các phòng khám phụ sản, … để được tư vấn về cách điều trị cũng như chăm sóc nhằm điều hòa lại kinh nguyệt cho bạn gái. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thay đổi về những điều sau:
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Khi có hiện tượng chậm kinh diễn ra thường xuyên, bạn cũng cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình. Một trong những nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ mất cân đối về dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất đạm, thiếu vitamin, chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục như vitamin A, C, E.
Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát….
Những người bị rối loạn kinh nguyệt nên uống nhiều nước, nước là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng đào thải những độc tố, nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.
Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt bí đỏ, quả bầu bí, quả chà là, dưa leo, đu đủ… và các loại thực phẩm giàu ka-li như: rau xanh, trái cây khô, ngũ cốc, đồng thời cắt giảm lượng na-tri và protein từ thịt trong khẩu phần ăn.
Bổ sung thêm khoáng chất như magnesium, calcium, dầu cá…
Tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ
Các bạn gái phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng chậm kinh nguyệt.
Và điều quan trọng nhất là hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái. Tuổi dậy thì thường có những lo lắng về bạn bè, tình cảm và chuyện học tập, … nhưng dù thế nào thì sức khỏe tuổi dậy thì cũng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của bạn sau này. Vì thế hãy học cách chăm sóc bản thân và nắm vững kiến thức kinh nguyệt tuổi dậy thì bạn nhé!
Xem thêm:
- Trễ kinh ở tuổi dậy thì do nguyên nhân nào và có nguy hiểm hay không?
- Trò chuyện về tuổi dậy thì của bé gái sẽ thoải mái hơn cho ba mẹ với 5 bí kíp
- 4 đặc điểm tâm lý bố mẹ nên nắm để làm bạn với con ở tuổi dậy thì