Chấm dứt tật mút tay của trẻ ở độ tuổi nào là hợp lý? Những điều ba mẹ nên và không nên làm để chấm dứt tật mút tay ở trẻ là gì?
Hầu hết những đứa trẻ sơ sinh đều có tật mút tay và thường mút ngón tay cái của mình. Việc mút tay là một thói quen từ khi bé còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, phụ huynh lo lắng con mút tay sẽ ảnh hưởng đến môi hoặc vi khuẩn gây hại. Vì thế, ba mẹ muốn chấm dứt tật mút tay của bé. Vậy làm thế nào để chấm dứt mà không làm bé khó chịu?
Tại sao trẻ lại mút ngón tay?
Trẻ sơ sinh có thể mút ngón tay cái, những ngón tay khác, núm vú giả, hoặc vật khác. Dần dần, thói quen này sẽ hình thành ngay khi trẻ không đói, thậm chí đã lớn và thôi bú.
Bạn có thể yên tâm rằng mút tay là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Điều này làm trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Ngoài ra, mút tay còn giúp trẻ tìm hiểu về thế giới riêng của chúng.
Phát triển trí lực
Bé nhà bạn bắt đầu thích mút tay chứng tỏ dấu hiệu phát triển trí lực đã được manh nha. Mút tay chính là cách mà bé học và chơi. Trẻ ví những ngón tay là những món đồ chơi thuộc sở hữu của mình.
Ở mức độ sơ khai, bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng trong vô thức. Đến khi não bộ phát triển hơn, trẻ sẽ nhận thức được và chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng.
Khi chỉ mút ngón cái, bé đã phần nào làm chủ được các cơ quan vận động theo ý muốn. Hành động này cho thấy bé bắt đầu tìm tòi về thế giới xung quanh mình.
Trẻ mút tay do đói
Mút tay chứng tỏ trẻ có thể đang đói và điều này làm trẻ cảm thấy dễ chịu. Khi mút ngón tay, bé sẽ cảm giác như tìm được bầu sữa của mẹ. Cảm giác thỏa mãn và như đang gần kề bên mẹ vậy.
Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh). Chất này giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo ra cảm giác thích thú. Giống như khi trẻ đang được ăn những món mà mình yêu thích.
Tạo cảm giác thư giãn và dễ ngủ
Bé con sẽ cảm thấy thoải mái khi được ngậm, mút ngón tay trong lúc ngủ. Và việc mút tay cái còn khiến bé dễ ngủ khi đột nhiên tỉnh giấc lúc nửa đêm.
Thể hiện được tâm lý của trẻ
Khi trẻ mút ngón tay còn có thể do đang rơi vào tình trạng mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, ốm yếu. Hoặc có thể bé đang cố gắng thích nghi với môi trường mới. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn khi vắng ba mẹ hoặc người bé tin tưởng.
Có thể chấm dứt tật mút tay của trẻ không?
Trẻ 2-3 tháng tuổi bắt đầu thích mút tay và dần hình thành thói quen mút tay thường xuyên. Phần lớn, trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 tuổi – 2 tuổi. Nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến năm 4 tuổi.
Khi thấy hiện tượng này, mẹ lo lắng vì sợ vi khuẩn sẽ thâm nhập vào miệng bé. Hơn nữa các móng tay sắc bén cũng dễ gây tổn thương đến môi của bé.
Khoảng 70% – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. Nhưng hầu hết các trẻ sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 tuổi – 5 tuổi.
Mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ ngậm mút ngón tay. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết hầu hết trẻ em có thể mút tay một cách an toàn. Nó không làm hỏng liên kết của răng hoặc hàm cho đến khi răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện.
Mẹo giúp chấm dứt tật mút tay mẹ nên biết
Các bé sẽ tự động bỏ ngậm mút ngón tay lúc 3-5 tuổi, một số bé có thể lâu hơn. Tuy nhiên nhiều ba mẹ lo lắng nên muốn chấm dứt tật mút tay cho con nhanh. Vậy mẹ cần:
- Khi con còn trong thời gian bú mẹ thì cho bé bú no. Tránh cho bé đói sẽ ngậm mút ngón tay của mình;
- Hãy cho bé tập thể hiện cảm xúc bằng lời nói;
- Cố gắng đánh lạc hướng khi trẻ định ngậm mút ngón tay;
- Giảng dạy cho bé biết những tác hại của việc mút ngón tay;
- Lập bảng thành tích để thưởng cho bé.
Các mẹ đừng cố quát mắng hay ngăn cấm con ngậm mút ngón tay một cách cực đoan. Điều này chỉ khiến con càng muốn làm hơn thế nữa!
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đặt một miếng băng thun buộc vào ngón tay cái của bé. Nó có vẻ giống như là một hình phạt bất công.
Đặc biệt là khi bé có thói quen ngủ thoải mái và an toàn khi mút tay. Nếu ngón tay của con bị đỏ và nứt nẻ do mút tay thì hãy bôi kem dưỡng ẩm cho bé.
Trên đây là một số thông tin về việc mút tay cũng như chấm dứt tật mút tay cho bé. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc nuôi dạy con khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Bé mút tay: Bố mẹ ơi, không có gì phải lo lắng cả!
- Mút ngón tay, cắn móng tay ở trẻ em có khả năng chống dị ứng cao hơn
- Trẻ sơ sinh mút tay thường xuyên – Nguyên nhân là gì?