Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết bệnh viện đang điều trị cho 1 cháu bé sơ sinh nguy kịch vì được cắt rốn tại nhà.

Bé sơ sinh nguy kịch vì được bà cắt rốn tại nhà

Bé trai Dương Minh Q., trú tại xã Lương Thông, huyện Hà Quảng được người nhà cho nhập viện cấp cứu tại Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng trong tình trạng bị uốn ván rất nặng.

Gia đình cho biết, mẹ cháu bé không khám thai định kỳ, đến ngày sinh sản phụ sinh con tại nhà, sau khi sinh cháu bé được người bà tự cắt rốn bằng thanh nứa.

3 ngày từ khi sinh ra, bé bỏ bú, thở yếu, co giật liên tục, nhạy cảm với kích thích. Lúc này gia đình mới đưa cháu đến Bệnh viện tỉnh cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết trẻ nhập viện với các dấu hiệu điển hình của uốn ván rốn sơ sinh. Suốt 1 tuần qua, trẻ đang được điều trị tích cực tại khoa Nhi nhưng vẫn phải thở máy, dùng thuốc chống co giật, kháng sinh chống nhiễm trùng và truyền dịch nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lới, Trưởng khoa Nhi cho biết, từ đầu năm tới nay, khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 6 em bé bị suy hô hấp do uốn ván rốn sơ sinh. Trong đó đa phần là các trường hợp tự sinh con tại nhà, dùng những dụng cụ không được diệt khuẩn như dao, tre, nứa, sợi chỉ, thậm chí là sợi thừng để cắt, thắt rốn trẻ sơ sinh.

Bé sơ sinh bị uốn ván vì cắt rốn tại nhà bằng kéo

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng từng tiếp nhận và điều trị cho bé sơ sinh người dân tộc thiểu số (trú tại Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An) vào viện với chẩn đoán uốn ván rốn sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo chia sẻ từ người nhà, bé là con thứ 3 trong gia đình, được sinh tại nhà, sau sinh được cắt rốn bằng kéo. Sau 6 ngày, bé xuất hiện tình trạng bú kém, co giật, gồng cứng toàn thân, được chuyển vào bệnh viện huyện và sau đó được chuyển ngay xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị tiếp.

Tại Khoa Hồi sức sơ sinh, các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc chống giật đối với bệnh nhi. Sau gần 2 tuần điều trị, hiện tại bệnh nhi bớt co giật nhưng vẫn còn các cơn gồng cứng khi kích thích và phải tiếp tục thở máy.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm tới tính mạng

Uốn ván rốn sơ sinh từ lâu đã được biết là bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương của trẻ. Bệnh do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập qua rốn. Uốn ván rốn sơ sinh có thể gây tử vong lên đến 80%. Dù trẻ có sống sót cũng có thể mang di chứng thần kinh, tâm thần suốt đời.

Uốn ván ủ bệnh từ 4 -15 ngày, trung bình là 7 ngày, nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. Các triệu chứng điển hình của uốn ván là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Ở giai đoạn khởi phát, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc. Nếu đè lưỡi trẻ nhấn xuống thì thấy phản ứng lại, là dấu hiệu cứng hàm (trismus).
  • Thời kỳ khởi phát nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát (từ vài giờ đến một ngày). Ở thời kỳ toàn phát, cứng hàm càng rõ, xuất hiện thêm co giật và co cứng. Trẻ có sốt cao từ 38 – 41 độ C. Trẻ hay bị táo bón, rốn thường rụng sớm (100%) và nhiễm khuẩn, có thể rốn ướt, có mủ hay thối.
  • Sau khi qua được tuần thứ hai, thứ 3, trẻ sẽ có tiến triển tốt dần, bước vào thời kỳ lui bệnh. Khi đó các cơn co giật, co cứng giảm dần và bắt đầu mở mắt, khóc được. Trong thời gian này vẫn còn tăng trương lực, sau đó vài ngày có thể bú mẹ được. Tuy nhiên phải từ 1,5 – 2 tháng thì trương lực cơ mới trở lại bình thường.

Cách ngăn ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

  • Trước và sau khi chăm sóc rốn cho trẻ cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm, lau khô người cho trẻ, dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm tẩm cồn 70 độ, hoặc gạc cồn 70 độ, lau kĩ chân rốn từ trong ra ngoài, từ gốc chân rốn đến vị trí cắt rốn, lau bề mặt cắt của rốn và da xung quanh chân rốn khoảng 1cm.
  • Mặc quần áo sạch cho trẻ và tã thường phải được gấp dưới rốn. Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm.
  • Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Bệnh uốn ván sơ sinh hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách phụ nữ mang thai khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván đầy đủ và sinh tại các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất. Nếu trẻ chào đời trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn, đẻ rơi và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai thì cần tiêm phòng uốn ván với SAT 1.500 đơn vị, tiêm bắp một lần sau đẻ.

Khi nghi ngờ trẻ bị uốn ván rốn phải chuyển trẻ đi bệnh viện tuyến trên để điều trị. Để giảm bớt cơn co giật, trong khi di chuyển bệnh nhi y tế cơ sở có thể tiêm thuốc an thần và kháng sinh cho trẻ. Cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, tránh tiếng động và ánh sáng để giảm các cơn co giật.

Nguồn tổng hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi