Hướng dẫn cạo lông vùng kín trước khi đi sinh

Cạo lông vùng kín trước khi đẻ chỉ là một trong những quy trình của việc sinh nở, bạn không nên suy nghĩ quá nhiều về vấn đề này. Nếu quá sợ việc này, bà bầu có thể chỉ cần cắt tỉa cho vùng lông này bớt rậm rạp, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Có cần phải cạo lông vùng kín trước khi sinh không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Hãy cùng theo dõi để biết rõ hơn nhé!

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ bầu nên cạo lông vùng kín trước khi đi đẻ nếu không thì cũng bị bắt buộc làm việc này khi lên bàn đẻ. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo vệ sinh đồng thời loại trừ nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Dù là sinh thường hay sinh mổ, việc cạo lông mu trước khi sinh là một bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn diễn ra an toàn.

Hiện nay, tại các bệnh viện, trước khi khám thai lần cuối cho trước khi lên bàn đẻ, các mẹ bầu sẽ được tư vấn nên cạo lông mu. Nếu như mẹ bầu không thực hiện này thì trước khi đẻ, y tá sẽ thực hiện thao tác này.

Tại sao phải cạo lông vùng kín trước khi sinh?

  • Vùng kín được vệ sinh sạch sẽ trước khi sinh sẽ giúp mẹ chăm sóc dễ hơn sau khi sinh, hạn chế được sự đau đớn khi vệ sinh vùng kín.
  • Vùng kín sạch sẽ khiến tâm lý bà bầu ổn định hơn, không ngại ngùng khi bác sĩ thăm khám.
  • Trong quá trình sinh ngã âm đạo, việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ rất tiện lợi cho việc cắt, rạch và khâu tầng sinh môn.
  • Hạn chế nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng vùng kín sau khi sinh.

Đôi khi, y tá hay bác sĩ phụ sản sẽ làm thay các mẹ nhưng nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngại khi để người lạ "dọn dẹp" giúp mình nên thường chọn cách tự "xử lý" ở nhà từ trước khi sinh.

Các chuyên gia cho rằng các mẹ đừng nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày – bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn.

Lợi ích và rủi ro khi cạo lông vùng kín trong thai kỳ

Lợi ích

  • Lông vùng kín là nơi lý tưởng cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Điều này là cần thiết để giữ cho khu vực nhạy cảm sạch sẽ  hơn tránh nhiễm trùng sau sinh.
  • Ngăn chặn việc nhiễm trùng đến em bé của bạn. Khi các vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh ở lông mu, nó có thể ảnh hưởng em bé gây nhiễm trùng.
  • Vùng kín sạch sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ hơn khi có thực hiện bất kì việc thăm khám nào.
  • Cắt tỉa hoặc cạo lông vùng kín làm giảm mồ hôi và giữ vệ sinh tốt cho cơ thể.
  • Máu sẽ không vấy vào lông trong lúc sinh và bạn có thể dễ dàng làm sạch vùng kín hơn.

Rủi ro

  • Nếu vệ sinh không được duy trì trong khi thực hiện việc loại bỏ lông vùng kín , nó có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng các công cụ đã được tiệt trùng hoặc chỉ sử dùng một lần
  • Sự mọc lại của lông có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Nếu không xử lí lông đúng cách có thể dẫn đến việc lông mọc ngược gây ra những vết sưng đau
  • Bạn nên nhờ người thân làm giúp hoặc quan sát nếu bạn tự thực hiện vì bụng bầu lớn có thể chắn tầm nhìn của mẹ gây khó khăn hoặc các vết cắt ở vùng kín.

Các bước cạo lông vùng kín cho mẹ bầu

Nếu không thể nhờ ai giúp, bạn có thể thực hiện việc này bằng những cách sau:

  • Làm ướt vùng kín. Chuẩn bị một lưỡi dao cạo đã sát trùng bằng cồn sạch sẽ.
  • Thoa một chút kem tẩy lông vào vùng kín để bảo vệ da không bị trầy xước.
  • Một tay giữ căng da, tay kia dùng dao cạo cùng một hướng lông mọc.
  • Rửa sạch vùng kín khi bạn hoàn thành.
  • Sử dụng một chút kem dưỡng ẩm làm mềm da, không để kem dính vào âm đạo vì có thể gây viêm nhiễm vùng này.
  • Mặc đồ lót thoáng khí như cotton hay tơ tằm. Những loại sợi vải này giúp da không bị kích ứng.

Cạo lông vùng kín trước khi đẻ chỉ là một trong những quy trình của việc sinh nở, bạn không nên suy nghĩ quá nhiều về vấn đề này. Nếu quá sợ việc này, bà bầu có thể chỉ cần cắt tỉa cho vùng lông này bớt rậm rạp, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis