Căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không là điều mà nhiều chị em băn khoăn. Theo thống kê, có đến 70% phụ nữ từng trải qua cảm giác này. Tình trạng căng tức có thể xuất hiện 1 hoặc 2 bên ngực. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Đó có phải dấu hiệu bạn đã mang thai?
Căng ngực là dấu hiệu phát hiện mang thai sớm
Khi mang thai, cơ thể của bạn sẽ có những thay đổi. Một trong số đó là xuất hiện tình trạng ngực bị căng và đau nhức. Nguyên nhân bởi vì sau khi thụ thai, hormone sẽ thay đổi nhanh chóng, dẫn đến lượng máu đến bầu ngực tăng lên đáng kể. Từ đó, ngực sẽ bị căng lên, đồng thời khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu.
Nếu bị căng ngực mà trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, rất có thể bạn đã có em bé. Lúc này, bạn nên thực hiện các biện pháp kiểm tra bằng que thử thai hoặc siêu âm. Qua các phương pháp này, bạn có thể xác định chính xác việc có thai chưa.
Ngoài căng ngực, còn dấu hiệu nào cho biết bạn đã mang thai?
Bên cạnh căng ngực, các dấu hiệu phổ biến sau cũng giúp bạn sớm phát hiện có tin vui.
Chậm kinh
Đây được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất giúp sớm nhận biết thai kỳ. Sau khi thụ thai, cơ thể sẽ tiết nội tiết tố hCG và kỳ kinh kế tiếp sẽ không xảy ra. Đối với phụ nữ có kinh đều, việc đột nhiên mất kinh cho thấy bạn đã có thai.
Chuột rút
Vào khoảng ngày thứ 6–12 của thai kỳ, thai phụ sẽ cảm nhận những cơn đau do bị vọp bẻ. Hiện tượng này là do trứng bám chặt vào thành tử cung. Nó làm cho tử cung bị kéo căng, dẫn đến các cơn đau.
Xuất hiện máu báo thai
Trong khoảng 10 ngày sau khi thụ thai, sản phụ có thể bị ra máu âm đạo. Kèm theo đó, bạn sẽ bị đau quặn nhẹ ở bụng. Nhiều người thường nhầm lẫn máu báo thai và máu kinh nguyệt. Hiện tượng này xuất hiện là do phôi di chuyển vào tử cung và bám vào nội mạc tử cung.
Buồn nôn
Ước tính, có khoảng 80% phụ nữ mang thai gặp tình trạng buồn nôn. Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở các sản phụ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.
Nhạy cảm với mùi vị
Sản phụ thường khá nhạy cảm với mùi vị. Vậy nên, nếu gặp các mùi như thuốc lá, nước hoa, thức ăn… bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Sự nhạy cảm này sẽ giảm dần sau khi vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thèm ăn
Ngoài sự nhạy cảm về mùi vị, phụ nữ mang thai thường thèm ăn nhiều hơn bình thường. Bởi vì khi có em bé, cơ thể cần được nạp nhiều năng lượng. Nếu phát hiện chuyện hay đói bụng hoặc thèm ăn, có thể bạn đã có tin vui.
Mẹo giúp chị em giảm căng ngực khi mang thai
Bên cạnh câu hỏi căng ngực có phải dấu hiệu mang thai, chị em còn quan tâm đến các phương pháp giúp giảm đau tức ngực hiệu quả. Trong trường hợp có em bé và bị căng ngực, bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây:
Tắm nước ấm
Việc tắm bằng nước ấm giúp thư giãn toàn thân. Nhiệt độ nước vừa phải có tác dụng làm giãn tạm thời ống dẫn sữa. Từ đó, chị em sẽ cảm thấy đỡ căng ngực và dễ chịu hơn. Song, bạn không nên tắm quá lâu. Mỗi ngày, bạn nên chỉ tắm từ 5 – 10 phút.
Chườm lạnh
Sử dụng miếng chườm lạnh là mẹo hiệu quả giúp chữa tình trạng căng tức ngực. Để thực hiện, bạn có thể đặt một chiếc khăn lên ngực. Sau đó, bạn dùng một túi nước đá hoặc gel lạnh để lên trên. Mỗi lần, bạn chườm từ 5–10 phút. Lưu ý rằng, chị em không nên chườm quá lâu để tránh bỏng, kích ứng.
Bôi kem làm dịu
Có nhiều loại kem có khả năng giảm nhẹ triệu chứng căng ngực khi mang thai. Chúng sở hữu các thành phần thiên nhiên như hoa cúc, mỡ cừu… nên lành tính và không gây kích ứng.
Uống nhiều nước
Khi thiếu nước, cơ thể sẽ tìm cách giữ lại nhiều nước hơn. Điều đó dẫn đến hiện tượng sưng, đồng thời khiến ngực của chị em căng lên và đau nhức. Vì vậy, mẹ bầu nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
Từ các thông tin trong bài, chị em đã giải đáp được thắc mắc căng ngực có phải dấu hiệu mang thai không. Thực tế, đây là một trong những dấu hiệu phổ biến. Bạn có thể quan sát thêm các biểu hiện khác cũng như sử dụng phương pháp thử thai để có kết quả chính xác.
Xem thêm:
- Dấu hiệu mang thai ba tháng đầu chị em thường gặp
- Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai? 10 dấu hiệu nhận biết có thai chính xác nhất
- Chị em thắc mắc, đau lâm râm bụng dưới liệu có phải là dấu hiệu mang thai?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!