Tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm với trẻ chậm phát triển

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở Singapore hiện nay, nhu cầu hỗ trợ thêm trong việc học của trẻ đang ngày một gia tăng. Theo Bộ Giáo Dục Singapore, số lượng trẻ có nhu cầu được hỗ trợ thêm trong học tập ở các trường công lập đang tăng gấp đôi, từ 5000 đến 10000 trong vòng năm năm trở lại đây. Khi nhu cầu hỗ trợ này tăng lên, điều đó chứng tỏ việc trẻ chậm phát triển đang ngày càng phổ biến. Và ngay cả ở Việt Nam cũng vậy. Can thiệp sớm được xem như là chìa khoá để giải quyết tình trạng này.

Tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm với trẻ chậm phát triển

Tình trạng chung về việc trẻ chậm phát triển

Chúng ta đều biết, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là vô cùng quan trọng với trẻ. Đây là giai đoạn cha mẹ có thể quan sát cách con mình chơi, nói chuyện, đi lại và giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu không quan sát một cách kỹ càng, có thể cha mẹ sẽ bỏ qua một số dấu hiệu cho thấy con mình đang gặp vấn đề về phát triển cần được hỗ trợ.

can thiệp sớm trẻ chậm phát triển

Một số dấu hiệu ban đầu phổ biến của những trẻ mắc chứng Rối loạn Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD):

  • Né tránh ánh mắt của người đối diện
  • Chậm nói
  • Không phản ứng khi có ai đó gọi mình, hoặc âm thanh của một giọng nói quen thuộc.
  • Lặp lại các động tác như vỗ tay, búng ngón tay..

Một số dấu hiệu của trẻ mắc chứng Rối loạn Tăng động (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – AHDH):

  • Liên tục gián đoạn trong các cuộc đối thoại
  • Không thể đợi đến lượt mình
  • Lo lắng
  • Thiếu tập trung nói chung.

Nhận biết và tìm cách giải quyết các dấu hiệu này trong những năm phát triển tiền đề (3-6 tuổi) sẽ giúp cải thiện đáng kể việc học tập và phát triển của trẻ sau này.

Can thiệp sớm có lợi cho trẻ và cha mẹ như thế nào?

Can thiệp sớm nghĩa là sử dụng đúng cách để tác động vào cuộc sống của trẻ càng sớm càng tốt. Đó là khi tri thức của trẻ dễ tiếp thu nhất những điều mới lạ. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện việc học tập và phát triển sau này. Việc can thiệp sớm này bao gồm sự kết hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và trẻ. Thêm vào đó, còn liên quan đến việc giáo dục đặc biệt, trị liệu, tư vấn, hỗ trợ ở các nhà trẻ và trường mẫu giáo.

Thay vì chỉ đơn giản là ngồi đó đợi rồi để sau giải quyết, càng sớm nhận biết và can thiệp sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm phát triển trong tương lai. Ví dụ, giải quyết vấn đề chậm phát triển trong giao tiếp sẽ giúp trẻ cải thiện hành vi, học đọc, và tương tác xã hội.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy, Can thiệp sớm là như thế nào, mô hình ra sao?

 

Can thiệp sớm cho trẻ có vấn đề về phát triển giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và là yếu tố quyết định đến sự thành công của giáo dục hoà nhập. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng can thiệp sớm mang lại những tác động hiệu quả nhất đối với sự phát triển của trẻ  là giai đoạn từ 0-6 tuổi.

Can thiệp sớm có những tác động rõ rệt trên trẻ như: giảm thiểu ảnh hưởng của các loại tật tới sự phát triển, tận dụng tối đa cơ hội giúp trẻ tham gia các hoạt động bình thường từ khi còn nhỏ, ngăn chặn các rủi ro hoặc những bất thường về phát triển của khuyết tật thứ phát; phát huy hiệu quả kinh tế đối với cộng đồng; tiết kiệm chi phí đầu tư cho các dịch vụ giáo dục đặc biệt.

Công tác can thiệp sớm ở Việt Nam được khởi đầu tương đối sớm từ những năm 90 với nhóm trẻ khiếm thính.

Trên nền tảng sự phát triển của công tác can thiệp sớm này, năm 2001, can thiệp sớm đã được đề cập đến trong “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” với mục tiêu hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho đến nay, hoạt động can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung và những trẻ có bất thường trong phát triển nói riêng đã được triển khai nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước với nhiều mô hình khác nhau gồm:

can thiệp sớm trẻ chậm phát triển

1. Can thiệp sớm tại nhà

Đây là mô hình dịch vụ được cung cấp cho các đối tượng (trẻ, cha mẹ trẻ, người chăm sóc…) tại nhà hoặc tại cộng đồng  (các trung tâm chăm sóc trẻ, các gia đình trong trẻ ban ngày…). Ưu điểm của mô hình này là can thiệp sớm được thực hiện trong môi trường quen thuộc bởi chính cha mẹ- những giáo viên đầu tiên của trẻ. Cha mẹ và người thân của trẻ tham gia vào quá trình can thiệp sớm một cách tự nhiên dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Can thiệp sớm theo mô hình này dễ được duy trì đồng thời tiết kiệm được kinh phí, sức lực và giảm thiểu những phiền toái khác cho trẻ và gia đình. Mô hình này rất phù hợp cho những gia đình ở xa trung tâm can thiệp sớm.

Tuy nhiên can thiệp sớm tại nhà cũng có một số nhược điểm như: sự thiếu kiên định của phụ huynh trong việc thực hiện kế hoạch CTS, sự thiếu cởi mở và chia sẻ của phụ huynh do mặc cảm  tự đổ lỗi, thiếu niềm tin hay các vấn đề về phong tục, tập quán địa phương.

Ở mô hình này, trẻ cũng bị hạn chế trong việc tiếp xúc với các bạn, mất thời gian di chuyển của chuyên gia. Và hiệu quả của CTS sẽ phụ thuộc vào tình trạng kinh tế và trạng thái tinh thần của gia đình.

2. Can thiệp sớm tại trường mầm non hoà nhập

Can thiệp sớm giúp con hoà nhập

Ở mô hình này, các dịch vụ can thiệp sớm sẽ được giáo viên và chuyên gia tiến hành ngay tại trường mầm non, nơi trẻ đang tham gia học hoà nhập. Hình thức này tập trung vào hướng dẫn trẻ là chính và trực tiếp.

Trẻ có cơ hội được tương tác với các bạn đồng trang lứa trong môi trường hoà nhập. Các giáo  viên và chuyên gia theo dõi trẻ theo chương trình giáo dục cá nhân đã được xây dựng và được điều chỉnh một cách phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ưu điểm của mô hình này là mức độ hiệu quả cao tuy nhiên nó đòi hỏi các giáo viên và chuyên gia phải hiểu được tâm lý của trẻ, cùng đánh giá và thực hiện chung kế hoạch CTS. Vì vậy, sẽ mất thời gian, tạo áp lực và vất vả cho cả nhóm, thậm chí có thể nảy sinh những mâu thuẫn trong nhóm.

3. Can thiệp tại Trung tâm

Mô hình này hiện đang được áp dụng khá rộng rãi và phổ biến ở các thành phố lớn. Theo mô hình này, dịch vụ được cung cấp cho trẻ, cho cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình tại Trung tâm CTS.

Hiện có 2 mô hình can thiệp tại Trung tâm là mô hình chuyên biệt và mô hình hỗ trợ hòa nhập. Cha mẹ và trẻ cùng đến các Trung tâm CTS, ở đây họ sẽ nhận được những hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp từ phía chuyên gia CTS đối với từng loại tật và mức độ phát triển của trẻ.

Thuận lợi của mô hình CTS này là các phương tiện, tài liệu và thiết bị hỗ trợ thường có sẵn tại Trung tâm; đồng thời khi tham gia vào CTS tại trung tâm, các thành viên gia đình trẻ cũng có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc, can thiệp cho trẻ với các cha mẹ khác.

Hạn chế của mô hình can thiệp này là những gia đình ở xa sẽ tốn thời gian đi lại và có thể phải mất thêm những khoản chi phí khác như: thuê nhà ở, phương tiện đi lại, ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực hiện can thiệp kịp thời và phù hợp giữ một vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt phát triển được tiềm năng và tham gia hoà nhập ở mức cao nhất. Trung tâm, giáo viên can thiệp sớm và gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong quá trình can thiệp cho trẻ, làm rõ vai trò của mỗi bên trong chương trình can thiệp từ đó giúp trẻ cải thiện hơn trong tương lai.

Các bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Ele Luong