Như một món quà dành tặng bố mẹ ngày cuối năm, cả kíp đỡ đẻ vô cùng sửng sốt vì cân nặng thai nhi hơn 5kg khi bé gái chào đời với trọng lượng 5,190kg.
- Những bức ảnh sống động đến khó quên của nữ hộ sinh tự tay đỡ đẻ cho chính mình
- Bé sơ sinh KHÔNG CÓ DA do sai lầm tai hại của người mẹ lúc mang thai
Em bé chào đời ngày cuối năm nặng 5,190kg làm xôn xao cư dân mạng
Các bé chào đời khi đủ tuổi đủ tháng thường có cân nặng trung bình từ 2,5-4kg. Dưới 2,5kg thường là các bé sinh non và trên 4kg vốn thường thấy với bé quá ngày dự sinh.
Trong ngày 29 tháng 12 vừa qua, cư dân mạng đã xôn xao chia sẻ những bức ảnh của một bé gái sơ sinh vô cùng bụ bẫm.
Bố mẹ của bé đã chia sẻ, bé được đặt tên là Face. Một bé gái dễ thương bụ bẫm chào đời ngày 29 tháng 12 tại bệnh viện của tỉnh Samut Prakan, Thái Lan.
Anh Panya, bố bé vui mừng trả lời các câu hỏi của bạn bè gần xa và cho biết, khi mang thai, bụng vợ anh rất lớn và bác sĩ cũng dự đoán cân nặng của bé Face tầm trên 4kg. Nhưng ngày con chào đời, cả gia đình và bác sĩ thực hiện ca sinh đẻ đã vô cùng sửng sốt trước cân nặng của bé.
The Asianparent Việt Nam mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng bức ảnh của em bé đáng yêu với cân nặng sumo kỉ lục này.
Bé Face chào đời với cân nặng 5,190kg
Kíp đỡ đẻ vui mừng chào đón bé Face tại bệnh viện Samut Prakan
Mẹ của bé Face đã trải qua một thời kỳ mang thai đáng nhớ với cân nặng thai nhi hơn 5kg khiến mọi người phải trầm trồ
Bé Face ngày thứ 2 sau khi chào đời tại bệnh viện
Tạp chí The Asianparent Việt Nam cũng xin gửi lời chúc mừng tới bố mẹ của bé Face. Mong bé tiếp tục lớn lên khỏe mạnh và dễ thương.
Cân nặng của thai nhi như thế nào là đủ chuẩn và an toàn cho bé chào đời?
Cân nặng thai nhi dưới chuẩn hoặc trên chuẩn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sức khỏe thể chất, sinh hoạt, đặc điểm di truyền và mức tăng cân của người mẹ trong suốt thai kỳ.
Đây là bảng cân nặng trung bình của thai nhi theo công bố của WHO để mẹ bầu có thể tham khảo:
Tuần thai kỳ | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần 1 | – | – |
Tuần 2 | – | – |
Tuần 3 | – | – |
Tuần 4 | – | – |
Tuần 5 | – | – |
Tuần 6 | – | – |
Tuần 7 | – | – |
Tuần 8 | 1,6 cm | 1 gram |
Tuần 9 | 2,3 cm | 2 gram |
Tuần 10 | 3,1 cm | 4 gram |
Tuần 11 | 4.1 cm | 7 gram |
Tuần 12 | 5,4 cm | 14 gram |
Tuần 13 | 7,4 cm | 23 gram |
Tuần 14 | 8,7 cm | 43 gram |
Tuần 15 | 10,1 cm | 70 gram |
Tuần 16 | 11,6 cm | 100 gram |
Tuần 17 | 13 cm | 140 gram |
Tuần 18 | 14,2 cm | 190 gram |
Tuần 19 | 15,3 cm | 240 gram |
Tuần 20 | 16,4 cm | 300 gram |
Tuần 21 | 26,7 cm | 360 gram |
Tuần 22 | 27,8 cm | 430 gram |
Tuần 23 | 28,9 cm | 501 gram |
Tuần 24 | 30 cm | 600 gram |
Tuần 25 | 34,6 cm | 660 gram |
Tuần 26 | 35,6 cm | 760 gram |
Tuần 27 | 36,6 cm | 975 gram |
Tuần 28 | 37,6 cm | 1,005 kg |
Tuần 29 | 38,6 cm | 1,153 kg |
Tuần 30 | 39,9 cm | 1,319kg |
Tuần 31 | 41,1 cm | 1,502 kg |
Tuần 32 | 42,4 cm | 1,702 kg |
Tuần 33 | 43,7 cm | 1,918 kg |
Tuần 34 | 45 cm | 2,146 kg |
Tuần 35 | 46,2 cm | 2,383 kg |
Tuần 36 | 47,4 cm | 2,622 kg |
Tuần 37 | 48,6 cm | 2,859 kg |
Tuần 38 | 49,8 cm | 3,083 kg |
Tuần 39 | 50,7 cm | 3,288 kg |
Tuần 40 | 51,2 cm | 3,462 kg |
Tuần 41 | 51,7 cm | 3,597 kg |
Tuần 42 | 51,9 cm | 3,685 kg |
Cân nặng thai nhi quá lớn liệu có gây nguy hiểm cho mẹ và bé?
Nếu thai nhi có cân nặng lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn trên, mẹ bầu cần xem xét lại chế độ ăn hàng ngày của mình. Liệu mẹ có đang mắc một trong các lỗi này?
- Ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đường
- Lười vận động khi mang thai
Những vấn đề trên có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường, huyết áp cho mẹ và bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển và chào đời của thai nhi, mẹ bầu cần đi khám thai theo định kỳ và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ một cách phù hợp và khoa học nhất.
Theo kaijeaw.com