Cách nhận biết thai máy lần đầu cho mẹ mang thai và phòng tránh bất thường thai kỳ qua đếm cử động thai

Vì những chuyển động lần đầu của thai nhi thường rất nhẹ và chỉ xảy ra rất nhanh trong giây lát nên có có lúc mẹ sẽ thấy hơi giống cảm giác cồn cào khi đói, thậm chí là nhầm tưởng lúc bé ngọ nguậy với những cơn sôi bụng thông thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm nhận thai máy lần đầu có khó không và ở tuần thai nào mẹ sẽ nhận biết cú đạp của con? Thai máy không chỉ là tín hiệu hạnh phúc, tạo sự kết nối giữa 2 mẹ con mà còn báo hiệu giai đoạn đặc biệt quan trọng khi thai nhi đã chuyển qua 1 bước phát triển mới. Sau thời điểm cảm nhận thai máy lần đầu, mẹ cũng đừng quên theo dõi sự giao tiếp của con qua những cử động để nhận biết tình trạng sức khỏe của bé.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Thai máy là gì? Thai mấy tuần thì máy?
  • Cảm nhận thai máy lần đầu như thế nào? Thai máy có phản ánh cùng 1 trạng thái của thai nhi?
  • Ý nghĩa của việc theo dõi thai máy và đoán biết tình trạng sức khỏe thai nhi qua cử động thai

Thai máy là gì? Thời điểm xuất hiện thai máy là khi nào?

Hiểu 1 cách đơn giản, thai máy là cử động của em bé trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ từ đạp chân, vươn vai, vặn mình đến khua tay chân. Với số lần và cường độ tăng dần, các chuyển động này sẽ tạo nên những tác động khác nhau và người mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được.

Mẹ đã biết chưa?

Thai nhi đã máy từ 8 tuần tuổi

Thai 8 tuần đã máy chưa? Trên thực tế, em bé đã bắt đầu máy từ lúc mới 8 tuần tuổi. Mặc dù vậy, những cử động lúc này vẫn còn rất nhẹ nên mẹ khó có thể tự nhận ra mà chỉ có thể nhìn thấy khi thực hiện siêu âm thăm khám. Cho đến khoảng tuần thai thứ 16 – 17 với mẹ mang thai con rạ hoặc từ tuần thứ 20 ở những mẹ bầu con so thì cử động thai mới rõ ràng đủ để mẹ có thể nhận biết 1 cách dễ dàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số lần mang thai, vị trí nhau bám mặt trước hay sau, lượng nước ối nhiều hay ít và cơ địa của người mẹ như thế nào mà thời điểm cảm nhận thai máy lần đầu ở mỗi thai phụ là khác nhau.

Ban đầu, cử động của thai nhi vẫn còn bị ngắt quãng và chưa thực sự đều đặn nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng. Thông thường, từ cuối tuần thứ 25 trở đi, em bé sẽ ngày càng nghịch ngợm nhiều hơn. Các mẹ cũng cần lưu ý thêm rằng, nếu sau tháng thứ 5 mà vẫn chưa thấy thai máy hoặc thai máy yếu hẳn, thậm chí tắt dần thì đó là dấu hiệu đáng ngại, mẹ cần kiểm tra y tế kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm nhận thai máy lần đầu như thế nào? Thai máy có phản ánh cùng 1 trạng thái của thai nhi?

Khá nhiều mẹ bầu, nhất là những chị em “tập một” thường tò mò không biết cảm nhận thai máy lần đầu sẽ như thế nào. Sự thật là thời khắc đó thường xuất hiện khá bất ngờ và mỗi em bé cũng có tín hiệu giao tiếp khác nhau nên dấu hiệu thai máy thường được diễn tả theo nhiều cách. Có mẹ sẽ thấy giống như nổ hạt bỏng ngô hoặc 1 chú tôm búng nhảy, mẹ khác lại tưởng như 1 cái vỗ nhẹ, như tiếng cá quẫy đuổi hay như 1 cánh bướm chạm nhẹ.

Chuyển động lần đầu thường rất nhẹ

Vì những chuyển động lần đầu của thai nhi thường rất nhẹ và chỉ xảy ra rất nhanh trong giây lát nên có có lúc mẹ sẽ thấy hơi giống cảm giác cồn cào khi đói, thậm chí là nhầm tưởng lúc bé ngọ nguậy với những cơn sôi bụng thông thường. Tuy nhiên, chuyển động thai không đem lại cảm giác khó chịu nên chỉ sau 1 vài lần, mẹ sẽ yên tâm hơn vì biết rằng con vẫn ổn khi đã quen với những tín hiệu này.

Thêm 1 chia sẻ hữu ích nữa là thai máy không phản ánh cùng 1 trạng thái của thai nhi. Con có thể đạp cũng có thể xoay trở mình, tay chân hay toàn thân, thậm chí lộn nhào hoặc phản ứng với những tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, thời điểm đầu tiên mẹ cảm nhận được chuyển động rõ rệt của em bé từ bên trong cơ thể có thể đến vào lúc không gian yên tĩnh, lúc mẹ đang trò chuyện, nghe nhạc hoặc sau mỗi bữa ăn…

Thai máy ở chỗ nào trên bụng mẹ?

Nhiều mẹ bầu, nhất là mẹ lần đầu mang thai tò mò không biết thai máy ở vị trí nào. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thai sẽ cử động nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng. Ở tư thế này nhau thai sẽ được cung cấp nhiều máu từ mẹ, bé sẽ thấy thoải mái nhất và sẽ có cử động nhiều nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai máy có thể diễn ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể mẹ. Đa số mẹ sẽ thấy cú đạp của thai ở bụng dưới và bụng trái.

Điều quan trọng mẹ cần chú ý không phải là thai máy ở vị trí nào mà là tần suất thai máy. Khi thai càng lớn dần thì hiện tượng thai máy sẽ xuất hiện càng nhiều. Mẹ nên đếm cú đạp của thai thường xuyên để biết bé cưng có khỏe mạnh hay không.

Ý nghĩa của việc theo dõi thai máy và đoán biết tình trạng sức khỏe thai nhi qua cử động thai

Cử động thai sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, việc thai máy thay đổi cũng là dấu hiệu nhận biết rõ nhất về sự phát triển của bé. Nếu số lần cử động tăng, giảm bất thường thì đó là biểu hiện đáng báo động về tình trạng nguy hiểm nào đó mà thai nhi đang gặp phải.Vì vậy, sau thời điểm cảm nhận thai máy lần đầu, các bác sĩ sản khoa đều khuyến nghị các bà mẹ tự đếm cử động thai mỗi ngày kể từ tuần thứ 28 để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy đến trong thai kỳ, đặc biệt là hiện tượng sảy thai, lưu thai.

Cách đếm cử động thai

  • Chọn 1 thời gian cố định hàng ngày để đếm số lần thai máy. Ưu tiên thời gian bé hay thức, thường là vào các buổi sáng, trưa, tối hoặc sau lúc mẹ ăn no. Lúc bé ngủ, thường là trong vòng 20 – 50 phút con sẽ ít hoạt động hơn nên việc đếm cử động thai sẽ không được liên tục
  • Mẹ chọn 1 tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái để có thể tập trung cảm nhận chuyển động của con
  • Trước khi đếm số lần thai máy, mẹ nên đi tiểu để bàng quang trống. Lúc đếm, hãy đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ hơn những cử động của thai nhi
  • Bắt đầu đếm số lần thai máy trong vòng 1 giờ, sau đó cộng tổng số thai máy trong 12 tiếng đồng hồ để tiện so sánh
  • Trong trường hợp con ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thử 1 số hoạt động để kích thích phản ứng của bé như chiếu đèn pin vào bụng, chuyển tư thế từ nằm sang ngồi và đi lại vòng quanh, uống nước lạnh, ăn đồ ngọt, massage toàn thân hoặc gõ nhẹ lên bụng gọi con dậy.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đếm cử động thai để theo dõi sức khỏe em bé

Thai máy bình thường

  • 1 thai nhi khỏe mạnh sẽ ít nhất 4 cử động thai trong 1 giờ
  • Nếu em bé cử động ít hơn 4 lần trong 1 giờ thì mẹ nên nằm nghỉ và đếm lại trong 1 giờ tiếp theo hoặc từ 2 – 4 giờ
  • Trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, mẹ lại tiếp tục đếm 3 lần trong 1 ngày như bình thường để chắc chắn rằng thai nhi vẫn đang khỏe mạnh
  • Từ tuần thứ 36 trở đi, thai nhi cũng có thể ít cử động hơn vì lúc này không gian trong bụng mẹ đã không còn đủ rộng để bé xoay chuyển hoặc con đã quay đầu đi vào ống dẫn sinh để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên để ý trong 1 giờ bé có 3 – 4 cử động không để chắc chắn rằng con vẫn bình thường.

Thai máy bất thường

  • Nếu có ít hơn 4 cử động thai trong 1 giờ mà ở giờ tiếp theo số lần thai máy vẫn dưới 4 lần hoặc 2 giờ kế tiếp có ít hơn 10 cử động thai thì đây là dấu hiệu báo động nghi ngờ suy thai. Lúc này, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác
  • Cũng nên cẩn trọng với tình trạng thai máy nhiều, hơn 20 lần/1 giờ. Rất có thể thai nhi đang gặp phải tình trạng thiếu oxy, dây rốn quấn cổ hoặc bị ảnh hưởng từ việc stress của mẹ.
  • Mẹ bầu gặp phải các triệu chứng bất thường như nôn mửa, xuất huyết âm đạo, không căng ngực hay có thắt tử cung kèm theo tình trạng thai không máy thì cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thai nhi đang bị đe dọa do thiếu ối, thiếu oxy hoặc gặp vấn đề về nhau thai.

Thai máy thể hiện tình trạng sức khỏe của bé

Tạm kết

Cảm nhận thai máy lần đầu tuy đem lại những trải nghiệm khác nhau cho mỗi mẹ bầu nhưng chắc chắn đó luôn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt và ngập tràn hạnh phúc về sự hiện diện của 1 mầm sống đang lớn lên từng ngày. Trong hành trình tiếp theo, bằng cách theo dõi cử động thai, mẹ sẽ luôn đồng hành cùng con để cả 2 cùng về đích an toàn và khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi