Bầu 36 tuần: Thai nhi mất lớp bã nhờn bao phủ và chuẩn bị chào đời

Bầu 36 tuần: Thai nhi mất lớp bã nhờn bao phủ và chuẩn bị chào đời

Em bé của bạn đã trút bỏ lớp lông mềm (lanugo) và lớp phủ bảo vệ sáp (vernix). Chúng sẽ bị trộn lẫn vào nước ối và bé sẽ nuốt chúng. Đối với bạn, mẹ bầu, hãy tìm ra ba điều bạn nên làm và thiết lập sớm nhất là bây giờ.

Bầu 36 tuần, em bé của bạn đã trút bỏ lớp lông mềm (lanugo) và lớp phủ bảo vệ sáp (vernix). Mẹ cần chuẩn bị tinh thần để chào đón bé yêu, cùng theo dõi nhé!

Kích thước của bé ở tuần thứ 36 thai kỳ

Bé giờ có kích thước của một quả dưa gang với chiều dài 47.4cm và cân nặng 2.6kg.

bau-36-tuan

Kích thước thai nhi 36 tuần

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần

Thai nhi sẽ được xem là đủ tháng trong vòng vài ngày tới, cơ thể bé lúc này cũng đã sẵn sàng để chào đời với những đặc điểm cụ thể sau:

Em bé tăng trưởng chậm lại

Thai nhi gần như đã sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh nhỏ hẹp để chào đời, bé nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở sắp tới.

Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ

Chất sáp màu trắng được gọi là bã nhờn thai nhi bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt hành trình 9 tháng qua giờ đã tan biến. Thai nhi sẽ nuốt chúng cũng như các chất khác khiến cho ruột bắt đầu hoạt động. Mẹ sẽ nhìn thấy phân màu xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên của bé.

Phát triển đôi tai

Thai nhi 36 tuần biết làm gì? Thính giác của bé đã phát triển rất nhạy bén trong vòng vài tuần qua. Các nghiên cứu cho thấy sau khi sinh, thai nhi thậm chí có thể nhận ra giọng nói và những bài hát mẹ thường nghe cùng bé ở giai đoạn này.

bau-36-tuan

Ảnh siêu âm thai 36 tuần

Xương toàn thân và hộp sọ mềm

Khi mẹ mang thai 36 tuần, các mảnh xương sọ của em bé vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp cho đầu thai nhi có thể dễ dàng di chuyển qua kênh sinh. Bên cạnh đó, hầu hết xương và sụn của bé cũng khá mềm, cho phép quá trình sinh nở được diễn ra dễ dàng hơn. Xương toàn thân và hộp sọ của thai nhi sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời.

Hệ tiêu hóa vẫn chưa sẵn sàng

Cho đến thời điểm này, nhiều chức năng trong cơ thể bé đã khá trưởng thành và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Ví dụ như hệ tuần hoàn máu đã được hoàn thiện, và hệ miễn dịch đã phát triển đủ để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng ở môi trường bên ngoài tử cung. Tuy nhiên những bộ phận khác vẫn còn cần thêm thời gian mới hoàn toàn trưởng thành, trong đó có hệ tiêu hóa. Bởi vì khi ở bên trong bụng mẹ, em bé chỉ nhận chất dinh dưỡng dựa vào dây rốn, điều này đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa mặc dù đã hình thành nhưng vẫn chưa hoạt động. Cần mất 1 – 2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa thực hiện đầy đủ chức năng bình thường.

Những thay đổi ở mẹ bầu 36 tuần

  • Vì con của bạn đã chiếm hơn một nửa dạ dày của bạn, bạn sẽ cảm thấy khó khăn để tự mình hoàn thành một bữa ăn cỡ bình thường.
  • Đây là lúc lưng của bạn sẽ đau nhất.
  • Bạn có thể bị đầy bụng và táo bón.
  • Khí hư âm đạo của bạn sẽ dày lên và thậm chí có thể có cả máu.
  • Do chuyển động xuống phía dưới của em bé, bạn sẽ cảm thấy nặng thêm xung quanh bụng dưới, làm cho bạn khó đi bộ dễ dàng. Điều này cũng có thể dẫn đến đau vùng xương chậu.
  • Tuy nhiên, khi bé di chuyển xuống dưới sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành. Điều này sẽ làm nhẹ đi áp lực lên ngực. Kết quả: bạn có thể thở sâu hơn và lâu hơn. Áp lực này cũng sẽ buộc bạn phải đi tiểu thêm.
  • Bạn sẽ cảm thấy ngứa – điều này xảy ra với hầu hết các bà mẹ bầu
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks, những cơn co thắt nhẹ xảy ra trong quá trình chuẩn bị chuyển dạ, sẽ trở nên thường xuyên hơn.

Lưu ý chăm sóc thai kỳ

bau-36-tuan

Hình ảnh thai nhi 36 tuần

  • Tránh đi máy bay trong tháng này trở đi;
  • Để giảm đau vùng xương chậu, bạn có thể tằm bồn ấm áp và thực hiện một số bài tập vùng xương chậu;
  • Chú ý sự chuyển động của thai nhi và báo cho phát sĩ nếu nghi ngờ có sự bất thường;
  • Học cách nhận biết các dấu hiệu thông qua dịch nhầy âm đạo;
  • Thông báo cho người thân về việc sắp đến ngày sinh;
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B6;
  • Theo dõi nhịp tim, huyết áp hoặc nhiệt độ cơ thể;
  • Thư giãn tối đa (Mất ngủ và thay đổi hormone có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và căng thẳng);
  • Chuẩn bị túi vật dụng cần thiết cho ngày chuyển dạ;
  • Bổ sung nhiều đạm protein và axit béo omega-3 từ thực phẩm.

Những điều cần làm của mẹ bầu 36 tuần

  • Đã đến lúc thông báo về việc sinh nở.
  • Đảm bảo các chuẩn bị việc sinh nở đầy đủ ngay từ bây giờ vì vậy bạn sẽ không phải lo lắng về nó khi bé được sinh ra.
  • Lắp ghế em bé cho xe của bạn, trước hết là vì bạn không thể lái em bé về nhà mà không có nó. Việc cài đặt cũng có thể phức tạp hơn bạn nghĩ.

Đọc thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!