Bầu 30 tuần: Những điều mẹ nên làm để não bộ của thai nhi phát triển tốt nhất

Sự phát triển của bé sẽ chậm lại, nhưng bây giờ, bộ não của bé phát triển nhanh chóng. Đối với bạn, mẹ bầu, ợ nóng có thể xảy ra với bạn. Tìm ra những điều bạn có thể làm để ngăn chặn điều này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự phát triển của bé sẽ chậm lại ở tuần thứ 30 thai kỳ, nhưng bây giờ, bộ não của bé phát triển nhanh chóng. Vậy mẹ bầu 30 tuần nên làm gì trong lúc này?

Kích thước của bé ở tuần thứ 30 thai kỳ

Bé to bằng cây bắp cải với chiều dài 39.9cm, cân nặng 1.3kg.

Kích thước của thai nhi 30 tuần

Mặc dù vòng bụng căng tròn như có cả một quả dưa bên trong, chiều dài của thai nhi tầm khoảng 38 cm. Khi thai nhi phát triển, lượng nước ối sẽ bị giảm, đây là một dấu hiệu tốt của sự tăng trưởng bình thường.

Mắt của thai nhi 30 tuần bắt đầu phân biệt được những thứ xung quanh, ánh sáng và bóng tối. Những cơ quan chính trong cơ thể được phát triển, thai nhi sẽ tăng khoảng 230 gram mỗi tuần để bảo đảm sự phát triển của các hệ cơ quan. Mẹ sẽ để ý thấy trong tuần thai này thai nhi ít vận động hơn, nhưng điều này bình thường thôi, do không quan quanh bào thai hạn chế hơn. Thính lực của thai 30 tuần được phát triển, mẹ còn có thể thấy thai nhi cử động phản ứng lại một số tiếng động lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình phát triển của bé ở tuần thứ 30 thai kỳ

  • Não bộ của bé và các tế bào mỡ mới điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé.
  • Lanugo của bé (lông mềm, bao phủ cơ thể của bé) đang bắt đầu biến mất.
  • Tủy xương của bé đã sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • Bề mặt của não bé, trước giờ trơn tru, sẽ bắt đầu phát triển các rãnh đặc trưng và các vết rãnh.
  • Phổi và đường tiêu hóa gần như đã hoàn chỉnh.

Những thay đổi ở mẹ bầu 30 tuần

  • Sự thay đổi tâm trạng và bệnh ốm nghén mà bạn đã trải qua khi bắt đầu mang thai có thể trở lại ngay bây giờ, do sự kết hợp của các triệu chứng khó chịu và sự thay đổi hoóc-môn.
  • Ợ nóng có thể trở nên thực sự khó chịu. Nó có thể làm bạn khó chịu bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt vào ban đêm.
  • Vì những thay đổi về nội tiết tố, dây chằng của bạn lỏng lẻo hơn. Khớp của bạn lỏng lẻo, cũng có thể làm bạn mất thăng bằng.
  • Sự giãn dây chằng này có thể làm cho bàn chân của bạn to hơn vĩnh viễn, vì vậy bạn có thể phải đầu tư đôi giày mới với cỡ lớn hơn.

Lưu ý chăm sóc thai kỳ

  • Tiếp tục giữ tư thế tốt để giúp bạn kiểm soát được cơn đau lưng sau của bạn.
  • Tiếp tục nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách đi du lịch qua tam cá nguyệt cuối cùng của bạn. Điều này sẽ làm cho tất cả các triệu chứng mang thai, chỗ đau, và sự mất cân bằng hormon dễ chịu hơn.
  • Để giúp chống lại chứng ợ nóng trong thai kỳ:
  • Ngồi thẳng trong khi ăn và vài giờ sau đó.
  • Ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ để cơ thể bạn có thời gian để tiêu hóa thức ăn.
  • Dựa lên một cái gối trong khi ngủ và tránh nằm trên mặt giường phẳng.

Những điều cần làm của mẹ bầu 30 tuần

Ảnh siêu âm thai 30 tuần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không cần thiết phải làm siêu âm trong tuần thai này, nhưng bác sĩ có thể chỉ định để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Đường nét khuôn thai nhi đã rõ ràng hơn, mẹ còn có thể thấy khi bé mở mắt trên hình ảnh siêu âm. Ngoài ra, mẹ sẽ đo tim thai. Có hai đai bụng, một đai mang máy đo tim thai, và đai còn lại sẽ đo các cơ gò tử cung. Đo tim thai nhằm kiểm tra xem thai nhi có nhận được đủ oxy hoặc phát hiện triệu chứng suy thai.

Điều mẹ nên làm:

  • Ăn thức ăn giàu tinh bột như khoai tây và ngũ cốc, ăn nhiều rau và thịt nạc để giảm nguy cơ tiêu chảy. Không ăn thức ăn nhiều đường. Nếu mẹ bị tiêu chảy trong vài ngày, hãy đi khám bác sĩ.
  • Vận động thường xuyên, đi bộ 30 phút nhiều lần trong tuần. Mẹ cũng có thể nhảy múa nhẹ nhàng và đi bơi. Thai phụ có hoạt động thể chất thường xuyên trong thai kì có thời gian chuyển dạ ngắn hơn.
  • Uống đủ vitamin và khoáng chất. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều phù hợp.

Lúc này mẹ hãy hỏi bác sĩ cách phân biệt cơn co tử cung thật và cơn gò sinh lí Braxton Hicks. Mẹ có thể có những cơn gò gây đau và thường xuyên hơn, nhiều khi đó là cơn co tử cung thật. Nếu mẹ không chắc mẹ đã chuyển dạ hay chưa, hoặc mẹ thấy chảy máu âm hoặc chảy dịch âm đạo, hãy gọi bác sĩ ngay!

Đọc thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le