Bầu bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến cảm giác vô cùng khó chịu. Phụ nữ mang thai rất dễ mắc căn bệnh này do sức đề kháng yếu hơn người bình thường. Bệnh mang đến cho các mẹ bầu cảm giác rất khó chịu, đôi khi lại hoang mang lo lắng rằng liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Cảm lạnh lây truyền như thế nào?
- Dấu hiệu mắc bệnh cảm lạnh khi mang thai
- Mẹ bầu bị cảm lạnh ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- Chữa cảm lạnh cho bà bầu ra sao?
- 5 bước quan trọng giúp mẹ bầu phòng chống cảm lạnh khi mang thai
Cảm lạnh lây truyền như thế nào?
Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác, qua không khí hoặc qua đường hô hấp một cách trực tiếp qua dịch tiết như ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, nhất là khi bàn tay có dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt vô tình tạo điều kiện cho virus tấn công vào cơ thể.
Các mẹ bầu sức đề kháng có chút suy giảm cùng với việc cơ thể mệt mỏi do ốm nghén, do sự thay đổi của nội tiết, hormone nên thường dễ bị cảm lạnh khi mang thai.
Có thể bạn chưa biết:
Dấu hiệu bà bầu bị cảm lạnh
Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh là đau họng kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Đi kèm theo đó là một số biểu hiện như chảy nước mũi, mũi tắc, hắt xì hơi liên tục. Vào ngày thứ 4 hoặc 5, có thể xuất hiện những cơn ho và nước mũi bị đặc lại. Triệu chứng sốt thường không xảy ra hoặc một số mẹ chỉ bị sốt nhẹ.
Mẹ bầu bị cảm lạnh thường không cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hay đau nhức người. Mẹ vẫn đủ sức khỏe để làm việc, tuy nhiên việc bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi sẽ gây cho mẹ không ít khó chịu.
Mẹ bầu bị cảm lạnh ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Dựa trên mức độ của cảm cúm và tình trạng sử dụng thuốc điều trị mà bệnh có tác động ít hay nhiều đến thai nhi.
– Cảm lạnh thông thường ở mức độ nhẹ và hầu như không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi nếu không có triệu chứng sốt hoặc ho nhiều.
– Cảm lạnh khi mang thai ở mức độ nặng với những biến chứng lớn có thể khiến cổ tử cung co bóp sớm, sinh non khiến sẩy thai hoặc làm trẻ sinh thiếu tháng, yếu ớt, kém phát triển hơn các bạn cùng trạng lứa.
– Cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, hấp thu dinh dưỡng kém ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
– Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai có thể tác động đến thai nhi, gây ra dị tật ở trẻ, hoặc khiến trẻ bị mắc các chứng bệnh như Down, Prader willi, tim….
– Phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu tiên có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn, khả năng tác động khiến thai nhi khi hình thành bị dị tật bẩm sinh cũng nhiều hơn.
Điều trị cảm lạnh khi mang thai
Việc giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần đảm bảo không sử dụng bất kì loại thuốc nào để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Bệnh cảm lạnh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bằng bất cứ loại thuốc nào.
Vì thế không cần quá lo lắng, bà bầu bị cảm lạnh chỉ cần uống nhiều nước lọc và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, dâu tây,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trong thực đơn mẹ bầu nên ưu tiên tỏi vì tỏi có công dụng chống lại nhiễm trùng. Tương tự như tỏi, gừng và nghệ cũng là những thực phẩm có chất chống viêm và chữa cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Nếu bị đau họng hoặc ho, mẹ bầu có thể pha mật ong và chanh với nước ấm để uống.
Bên cạnh đó, mẹ hãy chú ý giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi điều độ, súc miệng nhiều lần bằng dung dịch nước muối nhé. Mẹ bầu cũng có thể ngửi dầu khuynh diệp hoặc sử dụng kẹo ngậm có chứa menthol (bạc hà) tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé yêu trong bụng.
Bệnh này thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Sau một tuần mà bệnh chưa khỏi thì có khả năng mẹ đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh cảm. Khi đó, mẹ cần tìm đến bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng này nhé.
Có thể bạn chưa biết:
Bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì?
Sau đây là 10 thực phẩm mẹ bầu bị cảm lạnh nên bổ sung vào thực đơn của mình.
- Tỏi: Có chứa penicillin tự nhiên, có tính chất kháng khuẩn và chống lại bệnh tật. Ăn tỏi giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Trứng: Giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, chất béo omega-3, selen và protein chất lượng cao. Các dưỡng chất này sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngừa cảm lạnh khi mang thai tốt.
- Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp tiêu hóa tốt và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Sinh tố rau xanh: Rau bina, rau diếp, rau mùi tây, bạc hà, cần tây đều có tác dụng tăng sức đề kháng. Uống một ly sinh tố rau xanh mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn cung cấp folate, vitamin C, vitamin B6, và beta-carotene cho cơ thể.
- Súp gà
- Thịt đỏ
- Chanh mật ong
- Gừng
- Khoai lang
- Nước dừa
- Nấm
5 bước quan trọng giúp mẹ bầu phòng chống cảm lạnh khi mang thai
Ăn uống lành mạnh
Áp dụng chế độ ăn cân bằng, gồm nhiều rau quả tươi, các loại hạt. Thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Uống nhiều nước
Ngoài nước lọc, các mẹ có thể uống trà thảo dược và nước quả (có thể là nước hoa quả, cháo, súp…), đặc biệt là nước ấm. Những loại nước này vừa giúp thải độc ra khỏi hệ miễn dịch, lại cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và chất khoáng đồng thời giúp mũi được thông thoáng hơn.
Súc miệng bằng nước muối loãng
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì thế để phòng tránh cảm cúm, bạn nên súc miệng nước muối khoảng 2 lần mỗi ngày. Nước muối còn giúp mẹ bầu tránh được viêm họng khi thời tiết thay đổi.
Tập thể dục
Thực hiện đều đặn những bài tập thể dục dành cho phụ nữ mang thai giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật nói chung. Bên cạnh đó, các mẹ cần tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc không chỉ gây hại cho bào thai mà còn nhanh chóng làm yếu hệ miễn dịch của mẹ.
Tránh xa nguồn lây bệnh
Khi mang thai, khả năng đề kháng của bà bầu kém hơn bình thường rất nhiều, do vậy mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với những người bị bệnh cảm cúm để đề phòng bị lây bệnh.
Theo: theAsianparent Singapore
Xem thêm
- Cảm cúm khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?
- Điều trị ho và cảm lạnh cho mẹ bầu tại nhà an toàn, hiệu quả từ nguyên liệu thiên nhiên
- Nguyên nhân gây dị tật thai nhi là gì và cách phòng tránh dị tật cho em bé của bạn