Những cấm kị khi tập thể dục lúc mang thai không phải mẹ bầu nào cũng biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc tập thể dục lúc mang thai không hề gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi, trái lại, nó còn mang đến những lợi ích nhất định. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mẹ bầu có thể thoải mái vận động, bởi vẫn có những điều cấm kị khi tập thể dục lúc mang thai mà mẹ bầu cần phải chú ý.

Lợi ích của việc tập thể dục đối với mẹ bầu

Tập thể dục đều đặn trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe tim mạch, sức chịu đựng cũng như sức khỏe tổng thể mà còn giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh cho mẹ bầu. Khi vận động, mẹ bầu sẽ dễ dàng kiểm soát được cân nặng, cải thiện hình ảnh, từ đó cảm thấy tự tin hơn.

Hơn thế nữa, tập thể dục còn có thể làm giảm các triệu chứng mang thai thường thấy như đau tim hay buồn phiền, đau lưng vùng dưới, đau nhức xương khớp, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón, giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, giãn tĩnh mạch, trĩ, tiểu đường và thậm chí giúp các mẹ bớt bị đau đẻ.

Những điều cấm kị khi tập thể dục lúc mang thai

Lựa chọn môn thể thao không phù hợp

Mẹ bầu không nên tập các môn thể thao có động tác đòi hỏi phải vận động mạnh hay có tính chất đối kháng đồng đội. Nên chọn những vận động nhẹ nhàng, phù hợp như: yoga, bơi lội, đi bộ, xe đạp trong nhà, aerobic cấp độ đơn giản… Tuyệt đối tránh các động tác như chạy, nhảy.

Cường độ tập luyện cao

Thời gian và cường độ tập luyện không nên quá nhiều hay quá nặng. Mẹ bầu nên tập luyện từng chút một, tập thường xuyên trong cả ngày sẽ tốt hơn là tập trung tập luyện nhiều trong một thời điểm.

Không được tăng cường độ luyện tập so với lúc trước khi mang thai. Nếu trước khi mang thai mẹ bầu đã từng tham gia tập luyện thì bây giờ có thể tiếp tục với một vài điều chỉnh nhỏ. Còn nếu trước kia không tập thể dục thì khi mang thai mẹ bầu nên bắt đầu thật chậm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập luyện vào những ngày nắng nóng

Không tập thể dục vào những ngày quá nóng. Nhiệt độ cao dễ khiến cơ thể mẹ bầu nhanh chóng bị mất nước và kiệt sức. Ngay cả vào những ngày nhiệt độ bình thường, mẹ bầu cũng nên chọn thời điểm nhiệt độ mát nhất để tập luyện. Để tránh bị mất nước, nên chú ý bổ sung đủ nước, nhất là vào thời điểm trước, trong và sau khi tập luyện.

Tập luyện khi cơ thể cần nghỉ ngơi

Luôn lắng nghe cơ thể khi tập luyện. Nếu cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đột ngột ở lưng hay ngực, ra máu… chứng tỏ mẹ bầu đã tập quá sức và cần dừng tập luyện ngay lập tức. Lúc này, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để chắc chắn rằng không có điều gì bất thường. Không nên tập luyện khi cảm thấy không khỏe hoặc không hứng thú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bỏ qua phần khởi động khi bắt đầu và thư giãn khi kết thúc

Khởi động trước khi tập bất cứ môn thể thao nào là điều rất cần thiết bởi nó giúp người tập sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó giảm nguy cơ chấn thương, đau nhức trong và sau khi luyện tập. Các động tác khởi động hạn chế nhịp tim tăng đột ngột gây nguy hại đến hệ tim mạch và giúp máu được lưu thông tốt hơn.

Thư giãn cuối buổi tập giúp mẹ bầu lấy lại năng lượng tiêu hao trong quá trình luyện tập, vì vậy không nên bỏ qua những động tác này.

Những bà bầu nào không nên tập thể dục?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà tập thể dục mang lại cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thuộc một trong số những trường hợp sau thì nên tránh tập thể dục hoàn toàn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Từng có tiền sử hoặc dấu hiệu sinh non hay sảy thai
  • Mang đa thai
  • Gặp vấn đề bất thường về nhau thai
  • Có bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp
  • Bị cao huyết áp

Lưu ý khi tập thể dục lúc mang thai

  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, mặc áo lót thoải mái dành cho bà bầu.
  • Chọn loại giày phù hợp được thiết kế hỗ trợ dành cho môn thể dục mà mẹ bầu đang tập luyện để tránh chấn thương.
  • Tập luyện cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng để tránh bị đau dạ dày.
  • Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột, nên đứng dậy chậm rãi để tránh bị chóng mặt.
  • Tập luyện trên bề mặt phẳng, đảm bảo cân bằng để tránh chấn thương.

Theo: TheAsianparent

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca