Mẹ bầu mang thai con so đã biết cảm giác thai máy là gì chưa?

Từ tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu sẽ bắt đầu cảm nhận cử động của thai nhi rõ ràng, càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 25-32. Nếu đến giữ tam cá nguyệt thứ hai mà vẫn chưa thấy thai máy thì mẹ bầu nên đến khám bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu đáng ngại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm giác thai máy như thế nào? Những tuần đầu mẹ thường thấy như có gì nhúc nhích trong bụng. Thai càng lớn sẽ cảm nhận rõ hơn cử động đạp, quẫy. Mẹ bầu có thể đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn:

  • Cảm giác thai máy như thế nào?
  • Theo dõi tình hình thai máy như thế nào?
  • Cần làm gì khi thai máy bất thường?

Cảm giác thai máy như thế nào?

Thai máy được hiểu là các cử động của thai nhi trong bụng mẹ. Trên thực tế, thai máy đã bắt đầu từ tuần thứ 8 của thai kỳ nhưng lúc này cử động của thai nhi rất nhẹ nên người mẹ không thể nhận ra. Mẹ bầu chỉ có thể thấy khi khám thai và nhìn qua màn hình siêu âm.

Thông qua cử động thai hay thai máy, mẹ có thể tự đánh giá tình trạng sức khoẻ của thai nhi mỗi ngày tại nhà mà chưa cần chờ đến ngày khám thai. Số lần hay cường độ thai cử động đều là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe của thai nhi. Thậm chí khi thai nhi không cử động hay cử động yếu, có thể thai yếu hoặc thai lưu.

Từ tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu sẽ bắt đầu cảm nhận cử động của thai nhi rõ ràng, càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 25-32. Nếu đến giữ tam cá nguyệt thứ hai mà vẫn chưa thấy thai máy thì mẹ bầu nên đến khám bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu đáng ngại.

Cảm giác thai máy rõ ràng nhất vào tuần 25 – 32 (Nguồn: Unsplash)

Cảm giác thai máy như thế nào? Cảm nhận đầu tiên thường nhẹ nhàng, như có gì nhúc nhích trong bụng. Khi thai càng lớn mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn cử động đạp, quẫy của bé. Lưu ý mẹ bầu có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận cử động thai hơn người có thành bụng mỏng. Ngoài ra lượng nước ối cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận của mẹ về thai máy.

Xem thêm:

Thai máy nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần chú ý gì khi thai máy nhiều?

Theo dõi tình hình thai máy như thế nào?

Mẹ bầu cần biết cách đếm cử động thai máy để theo dõi tình hình tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Theo bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, thời điểm đếm cử động thai lý tưởng nhất là sau khi ăn no. Ngoài ra mẹ cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm cử động thai. Mẹ đặt tay lên bụng và đếm số đợt thai nhi cử động trong vòng một giờ. Lặp lại việc đếm này từ 2 – 3 lần mỗi ngày vào những thời điểm không cố định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý những trường hợp thai máy bình thường và bất thường sau:

Mẹ cần đếm cử động thai 2 – 3 lần mỗi ngày (Nguồn: Unsplash)

1. Nếu thai có hơn 4 lần cử động trong 30 phút và ba lần trong một ngày. Hoặc trong 1 giờ có trên 4 cử động thai thì thai hoàn toàn bình thường.

2. Nếu trong 4 giờ thai có nhiều hơn 10 cử động thai. Và 3 lần trong một ngày như vậy thì mẹ cũng không cần lo đến sức khoẻ thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, mẹ phải đi nằm và đếm cử động thai trong 1 giờ, hay từ 2-4 giờ.

4. Nếu thai nhi có ít hơn 4 đợt cử động thai, thai phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ.

5. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi tình trạng thai.

Ngoài ra khi thai nhi ngủ, cử động thai sẽ giảm hoặc không có. Thai nhi thường ngủ khoảng 20-40 phút và không quá 90 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Mẹ có nên lo lắng khi thai 18 tuần mà vẫn chưa thấy máy không?

Cần làm gì khi thai máy bất thường

Trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ mà thai máy có dấu hiệu bất thường mẹ cần có phương pháp xử trí kịp thời:

1. Đến bệnh viện thực hiện một số trắc nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe của thai

2. Chế độ dinh dưỡng: Trường hợp đang gặp các vấn đề bất thường về thai máy, mẹ nên bổ sung đấy đủ dinh dưỡng như chất đạm từ thịt, cá, sữa, ngũ cốc, các loại đậu. Khẩu phần ăn nên có nhiều trái cây, rau xanh nhằm bổ sung chất đường trong hoa quả và chất béo để hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… để phòng ngừa bất thường của thai máy.

3. Tâm lý thoải mái: Mẹ bầu cần ránh căng thẳng trong suốt thai kỳ. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, trò chuyện cùng người thân bạn bè. Mẹ cũng có thể vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu huyết, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu phải luôn giữ tâm lý thoải mái (Nguồn: Unsplash)

Thai máy chính là những tương tác đầu tiên của các thiên thần nhỏ dành cho người mẹ của mình. Đồng thời đó cũng là biện pháp hữu ích giúp quan sát sức khỏe thai nhi. Hãy dành thời gian để quan sát cử động của con để chắc chắn rằng bé luôn khoẻ mạnh nhé!

Nguồn thông tin: Thai máy như thế nào là bình thường, thế nào là bất thường? – Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan